4
Chu Nhã và đám bạn vẫn cười hả hê sau lưng:
“Đồ rác mà ôm như báu vật.”
“Biết đâu đem bán được mấy đồng ấy chứ, hahaha!”
Tôi không nói một lời, cứ thế ôm chiếc hộp bước đi.
Trước cổng trường, tôi dùng mấy chục đồng còn sót lại để bắt một chiếc xe.
Xe dừng trước cổng đại viện quân khu, bác tài chẳng lấy tiền, lặng lẽ rời đi.
Mẹ từng nói–những tấm huân chương này là niềm tự hào của cả gia đình, là vinh dự tối cao.
Nhưng giờ đây, tôi không cần vinh dự nữa.
Tôi chỉ muốn biết–những thứ này, có thể đổi lại người thân của tôi không?
Tôi khập khiễng bước đến trước cổng, mở chiếc hộp sắt, quỳ rạp xuống, nước mắt lã chã rơi:
“Trả lại cho các người đây… xin hãy trả lại gia đình tôi!”
Tiếng khóc nghẹn vang vọng khắp sân.
Người gác cổng nghe thấy vội chạy ra khỏi chòi canh, vẻ mặt hoang mang.
Nhưng khi ông nhìn rõ trong hộp là gì, lập tức hít một hơi lạnh.
Từng tấm huân chương, từng bản chứng nhận công trạng, xếp ngay ngắn gọn gàng.
Dù đã theo quân nhiều năm, ông cũng chưa từng thấy ai có nhiều huân chương đến vậy.
Không kịp nói gì, ông lập tức quay người chạy thẳng vào trong truyền tin, vội đến mức suýt vấp ngã.
Chẳng bao lâu sau, một nhóm quân nhân mặc quân phục hối hả chạy ra phía tôi.
Người đi đầu là một vị lãnh đạo, tôi mơ hồ nhớ đã từng gặp ông trong lễ truy điệu của ba.
Năm đó, ba tôi hy sinh để cứu chính ông.
Vị lãnh đạo ấy đứng trước mặt tôi, ngỡ ngàng đến nghẹn lời.
Ông luống cuống đỡ tôi vào trong.
Rõ ràng ông vẫn chưa nhận ra tôi là ai.
Vừa ngồi xuống, ông liền lo lắng hỏi:
“Con à, ba con đâu rồi?”
Tôi lặng lẽ nhặt một tấm huân chương từ trong hộp ra, kèm theo giấy chứng nhận liệt sĩ ghi tên ba.
“Ba cháu là kẻ dối trá… đi biên cương một lần rồi không quay về nữa. Cháu không còn ba nữa rồi.”
Nhìn rõ cái tên trên giấy chứng nhận, mắt vị lãnh đạo bỗng đỏ hoe.
“Cháu là con của Kiến Quân sao?”
Một quân nhân trẻ bên cạnh vội hỏi:
“Thế còn mẹ cháu thì sao?”
Tôi lại lấy ra một tấm bằng “Anh hùng chống dịch”, từng giọt nước mắt rơi lên mặt giấy:
“Mẹ cháu vài năm trước đến Vũ Thành làm nhiệm vụ… hết đợt công tác, mẹ cũng mãi mãi nằm lại nơi tuyến đầu.”
“Vậy… còn bộ cảnh phục đẫm máu này là của ai?”
“Anh trai cháu là cảnh sát phòng chống ma túy, khi người ta tìm được anh ấy, toàn thân đã gãy nát, bị lột da, rút gân, chôn sâu trong núi…”
“Trời ơi, cả nhà đều là anh hùng liệt sĩ sao…”
Mọi người nghẹn ngào, ánh mắt vô thức dừng lại trên một tấm huân chương đã ngả màu, rồi cùng lúc ngẩng đầu lên.
“Huân chương này là thế nào?”
“Tôi ông nội cháu tham gia kháng chiến chống Mỹ, hi sinh nơi đất khách, đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.”
Trong ánh mắt chấn động của họ, tôi lại cầm lên một tấm bằng chứng nhận “Dũng cảm cứu người”.
“Năm đó, một trận lũ lớn bất ngờ ập đến, có một đứa trẻ bị nước cuốn. Cháu lao xuống cứu, suýt nữa mất nửa cái mạng. Nhờ vậy mới được tấm bằng này.”
Tôi vừa nói xong, những người lính sắt đá trước mặt không kìm được nước mắt mà rơi lệ.
“Trời ơi, một đứa trẻ tốt thế này, sao lại bị đánh đập đến vậy chứ?”
“Nói hết cho bọn chú nghe, chuyện gì xảy ra–chúng tôi nhất định sẽ đòi lại công bằng cho cháu!”
Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối.
Từng tiếng đập bàn “rầm rầm” vang lên trong phòng, tất cả đều phẫn nộ.
“Lũ súc sinh đó! Ngay cả con cháu liệt sĩ mà cũng dám bắt nạt, chúng nghĩ quân nhân chúng ta chết hết rồi sao?”
“Mặc kệ hôm nay có phải cởi bỏ quân phục, tôi cũng phải giúp cháu giành lại công lý!”
Hôm đó, điện thoại của quân khu gần như bị gọi cháy máy.
Họ liên hệ tất cả các khu quân sự lớn, để xác minh và tiếp nhận thân nhân của liệt sĩ.
Vị thủ trưởng nghiêm túc vỗ ngực đảm bảo với tôi:
“Chúng tôi nhất định sẽ cho cháu một lời giải thích thỏa đáng.”
Trong khi bên trong mọi người đang xôn xao, ngoài cửa một ông lão tóc bạc trắng chống gậy từ từ bước vào.
Ông mặc bộ trang phục Trung Sơn, đôi mắt đầy những nếp nhăn dày đặc rưng chứa chan nước mắt.
Vừa trông thấy ông, tất cả người trong phòng lập tức đứng nghiêm, đồng loạt giơ tay chào.
“Chào Tổng Tư lệnh!”
Ông cụ lặng lẽ bước đến trước mặt tôi. Khi ánh mắt dừng trên sợi dây chuyền có viên đạn treo trên cổ tôi, vẻ mặt uy nghiêm của ông lập tức tan chảy, nước mắt không kìm được mà trào ra.
“Đúng là cháu gái của Trung đoàn trưởng rồi…”
Ngón tay ông khẽ vuốt lên vỏ đạn, ánh mắt chìm sâu trong ký ức đau thương.
“Chính tôi đã trao tận tay viên đạn này cho ba cháu. Không ngờ hôm nay… cháu lại mang nó đến tìm chúng tôi đòi lẽ công bằng.”
Bất ngờ, ông quỳ sụp xuống trước mặt tôi.
Tôi hoảng loạn vội đỡ ông dậy.
“Ông ơi, làm thế con chịu sao nổi ạ?”