Tôi cười khẩy trong bụng – vài hôm nữa, đến mấy củ khoai mọc mầm này còn chẳng có mà ăn!
Tiểu Mỹ sa sầm mặt, quay người về phòng, sập cửa đánh rầm.
Chồng tôi phải dỗ dành mãi mới khiến cô ta nguôi giận.
Không còn cách nào, tôi đành lấy ít khoai mọc mầm và rau còn sót lại trong tủ lạnh chế biến tạm một bữa.
Tôi giả vờ nói không có khẩu vị, không ăn miếng nào – cả nhà ăn xong thì đồng loạt bị tiêu chảy.
Giữa trời rét âm hơn chục độ, cơ thể họ càng yếu đi trông thấy.
Chồng tôi ăn nhiều nhất, bị nặng nhất – nôn ói, tiêu chảy liên tục.
Tiểu Mỹ cũng ôm bụng đau rên rỉ.
Mẹ chồng không đứng nổi, hoảng hốt bảo tôi gọi cấp cứu. Tôi bật loa ngoài.
Đầu dây bên kia trả lời: “Vì thời tiết khắc nghiệt, đường xá đóng băng, giao thông tê liệt, nhân lực thiếu. Phí khởi điểm của xe cứu thương là 1.200 tệ, mỗi cây số thêm 200 tệ.”
Mẹ chồng nghe xong lập tức hét lên: “Cúp máy! Cúp ngay!”
Bà ta nhịn đau, lục lọi trong nhà tìm thuốc cảm cho cả nhà uống – may mắn thế nào lại hết tiêu chảy thật.
Bà vênh mặt tự khen: “Thấy chưa, vẫn là tao thông minh, tiết kiệm được hơn 1.000 tệ đấy!”
Tiểu Mỹ chịu hết nổi cuộc sống khốn khổ, lập tức đứng dậy định bỏ đi.
Cả nhà lập tức cuống cuồng.
Chồng tôi ôm chặt lấy cô ta: “Đừng sợ, mai chắc chắn trời sẽ ấm lại! Anh dẫn em đi ăn tiệc, mua vòng tay vàng, cherry muốn ăn bao nhiêu có bấy nhiêu…”
Chồng tôi bắt đầu vẽ ra đủ thứ bánh vẽ, cuối cùng cũng dỗ được Tiểu Mỹ nguôi ngoai, không còn làm ầm nữa.
6
Không ngờ tới.
Sau một đêm bão tuyết, sáng ngày thứ năm, nhiệt độ tụt thẳng xuống âm 20 độ.
Thành phố gần như tê liệt, nguồn lương thực lại càng trở nên khan hiếm.
Ống nước đóng băng, lượng nước uống được ngày một ít.
Đừng nói đến chuyện đi vệ sinh – mẹ chồng tiếc nước, không cho xả, phát cho mỗi người vài cái túi nilon để giải quyết nhu cầu, rồi lén lút ném qua cửa sổ ra ngoài.
Trong nhóm dân cư có người chửi um lên: “Nhà nào mất dạy quá, dám vứt cả phân lên ban công nhà tôi!”
Mẹ chồng nghe được, sợ đến mức không dám ho he một lời, sợ bị phát hiện.
Môi trường ngày càng khắc nghiệt.
Giờ thì đến cả lá rau thối tôi mua trước đó họ cũng không chê nữa, nấu cùng ít gạo còn lại trong nhà để ăn cầm hơi. Nhưng lương thực cũng chỉ còn một nửa.
Giá cả tăng phi mã, khoai tây rẻ nhất cũng đã lên tới 200 tệ/củ.
Tiểu Mỹ bụng bầu rõ rệt, mỗi ngày đều cáu gắt, giận dỗi vì không được ăn hải sản.
Chồng tôi chỉ biết cắn răng dỗ dành cô ta không ngừng.
Tiền điện cũng lên tới 150 tệ một số, mỗi ngày mất mấy ngàn tệ.
Mẹ chồng tiếc tiền, không dám bật điều hòa, tắt hết các thiết bị điện, cả nhà co ro quanh chiếc máy sưởi nhỏ xíu, run cầm cập.
Vậy mà chồng tôi vẫn không có chút nhận thức nào về khủng hoảng, quay sang nói với Tiểu Mỹ:
“Đừng lo, nhiều nhất nửa tháng nữa là ổn, lúc đó anh đưa em đi dạo phố, mua vòng vàng, muốn ăn cherry thì mua hẳn cả thùng!”
Tôi ngồi một bên không nói gì, trong lòng cười lạnh: Nửa tháng? Nực cười thật, đợt cực hàn này sẽ kéo dài tận nửa năm, để xem các người có chống đỡ nổi tới lúc đó hay không.
Trong nhà ngoài lương thực đã giảm một nửa, dầu ăn cũng gần cạn, không ai muốn ra ngoài, thế là dĩ nhiên nhiệm vụ đi mua đồ lại đổ lên đầu tôi.
Chồng tôi mặt mày cau có, đưa tôi 3.000 tệ như thể đang cắt thịt, xót ruột không thôi.
Hắn còn không quên cảnh cáo: “Con đàn bà chết tiệt, cấm có mua mấy thứ vớ vẩn! Để tao mà biết cô ăn vụng riêng, tao bẻ gãy chân cô!”
Tôi tỏ vẻ tủi thân, giả vờ lau nước mắt không tồn tại: “Nếu anh không tin em, vậy đi cùng em mua đồ đi.”
Bên ngoài lạnh buốt đến mức gần như không thấy ai ra đường.
Chồng tôi rụt cổ, cuộn chặt mình trong chăn bông: “Mơ đi, ông đây không rảnh ra ngoài chịu khổ!”
Nói xong, hắn liếc nhìn mẹ mình:
“Mẹ, mẹ đi cùng con mụ kia mua đồ, trông chừng nó kẻo tiêu tiền bậy bạ.”Ba chồng đang ngồi dính sát vào máy sưởi, cũng phụ họa theo con trai: “Bà nó đi đi, phải canh chừng cho kỹ, không thì phí tiền uổng lắm!”
Trong nhà này, ngoài tôi ra, mẹ chồng cũng chẳng có địa vị gì cao.
Ai bảo bà ta cũng trọng nam khinh nữ, giờ chịu khổ cũng là đáng đời.
Tôi mở cửa ra, gió lạnh rít vào đến tê dại cả mặt, thân thể run lên vì lạnh.
Tôi quay lại gọi: “Mẹ ơi, mình đi thôi!”
Ngay lúc đó, Tiểu Mỹ lập tức đuổi người.
Cô ta đẩy mẹ chồng đang đứng ngây ra:
“Đi nhanh đi! Đừng để tôi và em bé trong bụng bị lạnh!”
Mẹ chồng vừa thấy bên ngoài đóng băng khắp nơi, sợ đến mức rụt người lại, lắc đầu liên tục:
“Tôi già rồi, lạnh thế kia ra ngoài là chết người đấy, tôi không chịu nổi đâu!”
Tôi dựa vào khung cửa, làm bộ khó xử nhìn đám người ích kỷ và tàn nhẫn kia, cố tình câu giờ để gió lạnh tràn vào nhà.
“Tôi cũng không biết làm sao nữa… giờ ai sẽ đi với tôi đây?”
Chồng tôi hắt hơi một cái, ôm chặt lấy Tiểu Mỹ, dứt khoát đóng sập cửa rồi hét vọng ra:
“Mau đi đi, mua xong về ngay! Đừng quên mua bánh quy cho Tiểu Mỹ!”
Tôi đứng giữa hành lang lạnh buốt đến thấu xương, trên mặt dần dần nở nụ cười…
Cứ để bọn chúng chui rúc trong cái ổ rách nát đó mà chờ chết đi.
7
Tôi xuống bãi xe, tìm thấy chiếc xe điện nhỏ của mình – may quá, vẫn còn dùng tạm được.
Tôi lái xe trở về biệt thự.
Khoảnh khắc mở cửa, luồng hơi ấm phả lên mặt khiến tôi nhẹ cả người.
Căn nhà được lắp đặt hệ thống sưởi toàn bộ, đến mức mặc áo khoác cũng thấy nóng, tôi thay sang đồ ngủ bằng cotton mềm mại, rồi tưới nước cho mấy chậu cây cảnh của mình.
Kiếp trước, tôi chỉ có thể bị họ nhốt trong phòng chứa đồ, vừa lạnh vừa đói, cuối cùng chết trong tuyệt vọng…
Chỉ vì tôi là mồ côi, không có nhà mẹ đẻ chống lưng, lại nhiều năm chưa sinh con, nên mới bị cả nhà họ bắt nạt đến mức này.
Nhìn căn biệt thự rộng rãi, sáng sủa trước mặt, tất cả uất ức trong lòng tôi bỗng tan biến.
Lần này, đến lượt bọn họ nếm thử cảm giác bị bỏ đói đến chết.
Thời gian qua, ăn toàn cháo trắng với rau thối, nghĩ đến mùi vị đó thôi tôi đã buồn nôn rồi.
Tôi xỏ chân vào đôi dép bông êm ái, đẩy xe hàng dạo một vòng quanh kho dự trữ trong biệt thự.