Gạo, dầu, mì, thực phẩm khô là thứ thiết yếu nhất.

Tôi mua năm mươi thùng mì lẩu, bánh quy nén, hai mươi ký xúc xích, bánh mì.

Hai mươi ký thịt bò khô, ba mươi ký gạo đóng gói hút chân không, ba mươi ký dầu phộng và dầu thực vật, v.v…

Tôi ghi rõ địa chỉ biệt thự, dặn người bán giao hàng vào ban đêm, để tránh gây sự chú ý.

Suýt nữa thì quên.

Đến lúc tận thế băng giá kéo dài nửa năm, còn phải chuẩn bị băng vệ sinh dùng một lần, giấy vệ sinh, khăn tắm, đồ lót… tất cả đều mua đủ.

Tôi còn mua thêm mười chăn lông vũ.

Ba mươi bộ áo phao giữ nhiệt loại tốt nhất, đủ mọi màu sắc và kiểu dáng.

Tận thế đến, không tránh được việc cảm cúm, ốm đau, nên tôi cũng chuẩn bị trước.

Tôi mua liền hai mươi hộp y tế, bên trong đầy đủ cồn sát trùng, thuốc tiêu viêm và các loại thuốc cơ bản – phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Trải qua những ngày dài cực lạnh, đồ điện tử chắc chắn là thứ không thể thiếu.

Từ khi cưới chồng, tôi chẳng còn đụng đến những thứ dành cho giới trẻ như game hay giải trí.

Tôi biến một phòng thành phòng game, chất đầy máy tính và máy tính bảng – chơi vài tháng cũng không thấy lặp lại.

Phòng khác tôi cải tạo thành phòng chiếu phim, lắp máy chiếu, giá sách đầy ắp tạp chí và đĩa phim – không bao giờ lo nhàm chán.

Tôi chuẩn bị ba mươi máy phát điện cỡ lớn, đủ dùng trong hai năm, chứ đừng nói chỉ nửa năm.

Nước mới là thứ quan trọng nhất.

Tôi chất đầy cả một căn phòng bằng nước suối đóng chai – không còn lo thiếu nước uống.

Mất hẳn hai ngày, tôi mới chuẩn bị xong hết mọi thứ.

Tầng hầm bị tôi nhét kín đặc.

Đồ ăn thừa chất lên tầng một – đừng nói là nửa năm, ăn hai năm cũng không hết.

Tôi còn sắp xếp lại tất cả vật tư theo loại, hạn sử dụng, ngày sản xuất lên kệ như siêu thị lớn – trật tự khiến người mắc bệnh ám ảnh cưỡng chế cũng cảm thấy dễ chịu.

Còn lại 7 ngày nữa, đếm ngược đến ngày tận thế băng giá bắt đầu…

5

Chồng tôi nhắn tin: “Chi phí nằm viện đắt lắm, cô không biết à? Cút về nấu cơm mau!”

Mẹ chồng cũng chua chát: “Mấy hôm nay không có cô, tôi phải nấu cơm, tôi già rồi, lưng đau chân mỏi, cô còn làm giá hơn cả tôi nữa à?”

Ba chồng thì khỏi nói, chưa bao giờ đứng về phía tôi: “Đồ sao chổi! Còn thà đem tiền cho bệnh viện đốt, không chết thì mau về nấu cơm! Đừng quên đi chợ đấy!”

Tôi cười lạnh, nhắn lại: “Được, tôi lập tức về.”

Cả cái cớ nhập viện tôi dựng lên, bọn họ cũng chẳng thèm đến xem một lần, chỉ lo tôi không về kịp để phục vụ họ.

Vậy thì tốt.

Tôi sẽ đích thân chứng kiến cái kết của họ.

Tôi lái xe điện từ ngoại ô quay lại thành phố.

Vừa đến trước cửa nhà, không ngoài dự đoán – bên trong vang lên tiếng cười nói vui vẻ.

Tim tôi không hề gợn sóng – người nhà này không còn khiến tôi dao động thêm bất cứ chút nào nữa.

Khi tôi đẩy cửa bước vào…

Chồng tôi cau có nhìn tôi: “Lề mề gì vậy, mau đi nấu cơm! Có mỗi đau dạ dày mà phải nhập viện, uống tí nước là khỏi!”

Tôi nhìn vào phòng mình.

Bên trong đã đầy mỹ phẩm và áo hai dây gợi cảm – suốt thời gian tôi vắng nhà, Tiểu Mỹ đã chiếm luôn phòng tôi.

Cô ta cúi đầu, tỏ vẻ ngại ngùng: “Chị ơi… nếu làm phiền chị, em có thể dọn đi…”

Chồng tôi lập tức nổi giận, gầm lên hùng hổ: “Đồ đàn bà mặt vàng chết tiệt, sau này cô cứ dọn xuống phòng chứa đồ mà ở!”

Mẹ chồng thì ném hết đồ đạc của tôi xuống đất, mắng móc đá xéo:
“Không sinh nổi thằng cháu đích tôn, đúng là sao chổi vô phúc, được cho ở nhà là may lắm rồi!”

Sáng hôm sau.

Nhiệt độ từ hơn 40 độ đột ngột giảm xuống còn 20 độ, người bị cảm bắt đầu tăng.

Chồng tôi sáng dậy hắt hơi mấy cái, nhưng chẳng thèm để ý.

Ngày thứ ba, mây đen che kín bầu trời, nhiệt độ tụt xuống chỉ còn hơn mười độ, không khí như thể mùa đông sắp ập đến.

Mẹ chồng mặc áo khoác thu có lớp lót giữ nhiệt, nhưng vẫn không coi biến đổi thời tiết là vấn đề, vẫn soi mói chửi mắng tôi như cũ.

Cùng lúc đó, giá cả tăng vọt.

Cục khí tượng đưa ra cảnh báo rét đậm, khuyên người dân phòng chống.

Nhưng phần lớn mọi người đều không tin nổi mùa hè mà lại lạnh được đến mức đó – bao gồm cả nhà chồng tôi.

Họ nhìn người ta dưới nhà chen nhau đi siêu thị tích trữ đồ ăn, rồi hừ mũi tỏ vẻ khinh thường: “Xì, mới hạ nhiệt có tí xíu mà đã sợ đến vậy!”

Chồng tôi vẫn nhàn nhã đút nho cho Tiểu Mỹ ăn, tận hưởng cuộc sống.

Nhưng sang ngày thứ tư, vừa ngủ dậy là thấy tình hình đổi khác hoàn toàn.

Tuyết bắt đầu rơi – dấu hiệu cho thấy nhiệt độ đã xuống tới âm độ. Rau củ quả tươi bị đóng đá, nát bươm.

Tôi đi chợ về, trên tay chỉ còn vài củ khoai tây mọc mầm và mấy túi dưa muối ế.

Cả nhà chồng mặt mày u ám.

Tiểu Mỹ thì ôm cái bụng bầu đã rõ ràng, cũng chẳng buồn giả vờ nữa, nhõng nhẽo nói muốn ăn cherry và vải.

Nhưng trong thời tiết này, đến trái cây bình thường còn không kiếm được, nói gì tới mấy thứ đắt tiền kia.

Mẹ chồng lục trong túi rau mà tôi mang về, giọng gay gắt: “Khoai thì mọc mầm, dưa muối thì mặn đắng – cô tính nuôi heo đấy à?”

Tôi bình tĩnh nói: “Con không giành nổi với mấy bác ngoài kia, giá cả lại tăng gấp mấy lần, một quả táo thôi cũng đã 60 tệ. Đường trơn trượt, con phải cố lắm mới mua được chừng này.”

Cả nhà họ vốn sợ lạnh, ít ra ngoài, giờ mới biết giá cả bên ngoài đắt đỏ tới mức nào.

Tôi lại bổ sung: “Bà đưa con 20 tệ thì chẳng mua nổi gì cả. Nếu muốn ăn cherry, vải… thì phải đưa ít nhất 1.000 tệ, con mới dám đi hỏi thử.”

Nhà họ keo kiệt nổi tiếng.

Ba chồng lập tức đổi sắc mặt, quay sang dỗ Tiểu Mỹ: “Chờ vài hôm nữa trời ấm lại, ba mua cho con liền. Nhịn một chút đi con.”