Miệng còn nói “Mẹ không đói, mọi người ăn đi”, Chân bà đã vọt tới trước mặt cháu như tên bắn, ôm lấy nó: “Cục cưng của bà!
Ai bắt nạt Minh Minh, bà là người đầu tiên không để yên! Bà già này dù liều mạng cũng không sợ!”
Chị dâu vội chặn lại: “Mẹ, chuyện này không liên quan đến mẹ, mẹ đừng xen vào!”
“Sao lại bảo mẹ xen vào? Mẹ quên vì sao mẹ để Minh Minh học trường này à?”
“Nhưng mà…”
“Thôi đừng ‘nhưng’ nữa!” Anh tôi từ nãy vẫn im lặng, giờ không chịu nổi nữa, cắt ngang thô lỗ:
“Mẹ ăn cơm đi, chuyện của con nít không cần mẹ lo!”
Mẹ tôi bối rối, đôi mắt đảo qua đảo lại, cuối cùng nhìn về phía tôi: “Con gái, con thấy sao?”
Tôi vừa ăn xong miếng cơm cuối, cầm bát đũa đứng dậy: “Minh Minh là con của anh trai con, họ mới là người giám hộ hợp pháp.
Nên chuyện của Minh Minh, mẹ không có quyền can thiệp, mà con cũng vậy.”
Ngay sau đó, anh chị tôi bắt đầu “tẩy não” cháu bằng một bài giảng đầu tiên về quan niệm sống.
Mẹ tôi chỉ biết nhìn, lòng đau như cắt, nhưng không dám nói thêm lời nào.
Chị dâu giảng giải cho cháu: “Chơi trò giành ghế thì sao? Dọn ghế có gì to tát, bạn khác không muốn làm thì con làm đi.
Nhớ kỹ, chịu thiệt là phúc, đừng để tâm mấy chuyện nhỏ nhặt.
Còn chuyện chuyền bóng ấy mà, chưa chắc các bạn cố ý đâu, đúng không?
Dù sao cũng đừng để tâm quá đến thắng thua, điều quan trọng là quá trình.
Mình chơi hết mình, vui vẻ là được rồi.
Con đã hòa nhập được với các bạn, đúng không?
Còn chuyện trò vỗ tay, cũng chẳng sao cả. Con lẻ ra thì đi tìm cô giáo. Lần sau con chủ động ghép cặp trước đi.
Mẹ không tin cả lớp mười lăm đứa mà không có nổi một đứa chịu chơi với con.”
Chị dâu nói một hồi dài như diễn thuyết, nhưng cháu tôi rõ ràng đã rối tung lên.
Ở tuổi đó, nó không biết dùng lời để phản bác, Nhưng cảm giác khó chịu thật sự thì không thể giả.
Nó vẫn kiên quyết: “Nhưng con không muốn chơi với họ. Con cảm thấy rất khó chịu.”
Thấy chị dâu bắt đầu không kìm được cảm xúc, tôi vội vỗ vai chị, ra hiệu để tôi nói giúp một câu.
“Cuộc đời làm gì có nhiều lúc dễ chịu như con tưởng? Để dì thử hỏi con một câu nhé.”
Nghe đến chữ “thử”, thằng bé đang ủ rũ mới chịu ngẩng đầu lên, hứng thú chút xíu:
“Câu gì ạ?”
Tôi kể cho nó nghe nguyên vẹn hai câu chuyện:
Câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, và Hàn Tín chui qua háng người khác chịu nhục để sống.
Mục đích là muốn nói với cháu rằng:
Chịu đựng uất ức một lúc chẳng có gì ghê gớm.
Chỉ cần vượt qua được, phía trước sẽ là một tương lai rực rỡ.
Nghe riêng từng quan điểm, có vẻ cũng đúng.
Nhưng ghép lại thì thấy sai sai ở đâu đó.
Tô Minh Minh còn nhỏ, nhưng không ngốc.
Nó cũng cảm nhận được sự bất ổn trong những lời nói ấy,
nên không đáp lại gì, chỉ im lặng.
Hai vợ chồng cứ đứng chờ cháu tôi trả lời.
Chờ mãi đến phát cáu, chị dâu gắt lên:
“Tô Minh Minh! Con làm sao vậy hả?
Mẹ với ba nói nhiều như vậy, rốt cuộc là nói chuyện với tường sao?
Mẹ mặc kệ con nghĩ gì.
Con học trường đó được hai tháng rồi,
tiền giường chiếu, đồng phục, học phí, mấy khoản lặt vặt cộng lại cũng hơn hai chục triệu rồi!
Giờ muốn đi học cũng phải đi, không muốn đi cũng phải đi!
Chuyện này không phải do con quyết định!
Mẹ với ba cả đời này cũng chỉ có vậy.
Nhưng con mới có năm tuổi, đời con còn đầy cơ hội.
Chúng ta đã cố hết sức để tạo điều kiện cho con,
con mà không cố gắng thì khác gì tự huỷ tương lai?
Nói cho con biết, cho con học trường đó là nhiệm vụ mẹ giao!
Con phải hoàn thành!
Nếu không làm được, thì đời con coi như xong rồi!”
Chị dâu tôi vẫn như kiếp trước, luôn thích nói quá, làm quá, thổi phồng mọi chuyện.
Nhưng lần này, Minh Minh bị dọa đến phát khóc: “Mẹ ơi, con đi! Con nghe lời mẹ! Sau này con đều nghe lời mẹ hết!”
Sau màn “tẩy não” toàn diện, rốt cuộc cháu tôi cũng từ bỏ kháng cự. Toàn tâm toàn ý hòa mình vào cuộc sống ở trường mẫu giáo quốc tế.
Trường đó cách chỗ làm của tôi không xa. Nhiều lần tôi đứng từ tầng trên nhìn xuống:
Trên bãi cỏ cắt tỉa gọn gàng, cháu tôi cứ đi đi lại lại nhặt bóng golf.
Trong giờ học cưỡi ngựa, cả lớp chỉ có một con ngựa con. Thỉnh thoảng có đứa bảo cháu tôi nằm xuống làm “ngựa”, để nó cưỡi lên. Cháu tôi không phản ứng gì, còn cười hí hửng.
Tan học rồi, lại chơi đùa chạy nhảy với vài bạn khác đi về lớp.
Lúc đến đón cháu, lúc nào cũng có mấy bà mẹ học sinh trò chuyện với chị dâu tôi.
Cũng có nhiều bạn nhỏ chào tạm biệt cháu tôi rất thân thiết.
Chị dâu tôi vì thế vô cùng tự hào, cảm thấy quyết định của mình quá sáng suốt.
Để thưởng cho Minh Minh, chị mua tặng nó một hộp bút màu nước. Tận 48 màu, mất mấy chục nghìn, làm chị tiếc đứt ruột.
Giờ đây, chị chẳng như trước nữa. Học phí tám triệu mỗi tháng, cộng thêm đủ thứ linh tinh.
Lương của hai vợ chồng cộng với chút lương hưu của mẹ tôi, vẫn không đủ chi tiêu.
Từng có lần chị định moi tiền tôi, nhưng bị tôi phang thẳng một câu “liên quan gì đến tôi”, liền cụt hứng. Muốn động vào tiền tôi à? Không có cửa.
Nhưng vừa nhìn thấy hộp bút màu bình thường đặt gọn gàng trên bàn học, nét cười trên mặt Minh Minh lập tức biến mất.
Chương 6 tiếp : https://vivutruyen.net/vong-tron-danh-vong/chuong-6