Anh chị tôi mỗi tháng chỉ kiếm được mười triệu.

Vậy mà cứ nhất quyết phải cho con trai học trường mẫu giáo quốc tế học phí tám triệu một tháng.

Miệng luôn nói rằng phải tạo dựng mối quan hệ từ nhỏ thì sau này mới có lợi.

Tôi khuyên họ đừng làm thế.

Trường mẫu giáo quốc tế không phải nơi dành cho những đứa trẻ con nhà bình dân như chúng tôi.

Đến đó cũng chỉ làm nền cho con nhà giàu mà thôi.

Về sau, cháu trai tôi – Tô Minh Minh – thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.

Tìm được công việc ổn định.

Tôi tưởng từ đây gia đình có thể sống yên ổn.

Ai ngờ anh chị tôi ngày nào cũng chửi con trai là vô dụng, không kiếm được nhiều tiền.

Họ còn nói nếu ngày xưa tiếp tục học trường quốc tế thì giờ đã phát tài rồi.

Cháu tôi vì bị mắng quá nhiều mà oán hận tôi.

Cuối cùng trong cơn tức giận đã giết chết tôi.

Giờ được sống lại, tôi ngồi trên ghế sofa, ăn hạt dưa.

Nhìn anh chị đang tranh cãi chuyện có nên cho Minh Minh vào học trường quốc tế hay không.

Trong lòng lạnh lùng cười nhạt:

Đi đi, cứ đi đi.

Để xem con nhà thường dân vào trường quốc tế thì liệu có kết nối được mối quan hệ nào không?

Mọi chuyện bắt đầu từ buổi họp lớp năm đó.

Sau khi từ buổi họp lớp trở về, anh chị tôi – vốn có điều kiện kinh tế bình thường – như bị kích động mạnh.

Nhất quyết chuyển cháu Tô Minh Minh năm tuổi sang trường mẫu giáo quốc tế.

Học phí tám triệu mỗi tháng là gánh nặng lớn với họ.

Bởi lương của cả hai cộng lại chỉ mười triệu.

Nhưng họ tin rằng “vào được vòng tròn là quan trọng”.

Lại còn nói chỉ cần ráng học một năm, sau đó vào tiểu học là đỡ.

Tôi bảo mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Nhưng anh tôi không thèm nghe.

Còn chưa để tôi nói xong đã cắt lời thô lỗ:

“Em biết gì chứ?

Ngày xưa anh ngốc nghếch chỉ biết chơi, không kết thân với mấy đứa nhà giàu.

Bây giờ muốn nhờ vả cũng chẳng ai ngó tới.

Nếu Minh Minh mà quen được vài đứa bạn giàu có, không cần nhiều, hai ba đứa thôi.

Giữ được tình bạn từ nhỏ, sau này người ta giúp đỡ một chút cũng đủ để nó sống dễ thở hơn rồi.

Trong trường mẫu giáo còn có con trai của Tôn Lạc Dương – bạn học cũ của anh.

Bây giờ là ông chủ công ty niêm yết đấy.

Nếu Minh Minh thân được với thằng bé đó, biết đâu anh cũng hưởng ké tí ánh sáng.”

Chị dâu tôi ngồi bên cũng góp lời.

Mắt sáng long lanh như đã thấy trước cảnh con trai mình công thành danh toại:

“Anh em nói đúng đấy!

Có tám triệu thôi mà, hai vợ chồng mình kiếm được mười triệu, đâu phải không có.

Tiết kiệm một chút là được.

Hơn nữa, mẹ chẳng phải vẫn có thể phụ giúp được một phần sao?

Với lại em có hỏi trường rồi, tám triệu đó bao gồm cả chương trình dạy tiếng Anh 100%, đấu kiếm, cưỡi ngựa, golf…

Tiết kiệm được khối tiền học thêm đấy chứ!

Mà trường như thế nếu ở thành phố lớn thì không có hai ba chục triệu đừng hòng vào học.

Ở đây học là còn hời rồi.”

Cuộc đối thoại quen thuộc này khiến ý thức mơ hồ của tôi như bị kéo trở về với hiện thực.

Tôi hít một hơi thật sâu.

Cảm nhận được cảm giác khó chịu khi không khí tràn vào phổi.

Nhưng trong lòng lại dâng trào sự sung sướng tột độ — tôi thật sự đã sống lại rồi sao?

Tôi véo mạnh vào đùi mình một cái.

Hít một ngụm khí lạnh khiến mẹ tôi chú ý.

Bà nhìn tôi, nói:“Sao con không khuyên tụi nó nữa đi?

Trường học đắt đỏ như vậy, sao con cháu dân thường như mình học nổi?

Học rồi cũng bị người ta coi thường thôi.”

Chẳng may câu nói đó bị chị dâu nghe được.

Chị không vui ra mặt.

Còn vỗ ngực đầy tự tin:“Ai coi thường?

Chỉ cần mình không coi thường bản thân thì không ai dám coi thường mình!”

Mẹ tôi nghe vậy lại đổi giọng ngay:“Cũng đúng, con nói cũng có lý.

Bây giờ con nít cạnh tranh ghê gớm, phải rèn từ nhỏ mới được.”

Từ sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn vậy.

Với tôi thì luôn khắt khe đủ điều.

Nhưng với anh trai thì chẳng dám nặng lời.

Thực ra trước kia tôi đã khuyên anh chị rất nhiều lần.

Nhưng họ không bao giờ chịu nghe.

Kiếp trước, tôi khuyên nhủ hết lời.

Thậm chí còn nhận cháu về sống cùng để tiện kèm học.

Dù sao tôi cũng không định kết hôn.

Sống một mình không vướng bận.

Chỉ mong cháu có thể lớn lên khỏe mạnh, thành người có ích.

Nhưng rốt cuộc, Minh Minh cũng chỉ là một người bình thường.

Khi trưởng thành, nó thi đậu đại học danh tiếng.

Tốt nghiệp có công việc ổn định.

Tuy không giàu sang nhưng cơm ăn áo mặc không thiếu.

Sống đủ đầy.

Tôi tưởng đời nó sẽ trôi qua bình yên như vậy.

Nào ngờ, khi ngày càng nhiều con cháu của bạn bè anh chị tôi lần lượt cưới vợ gả chồng.

Sự so sánh bắt đầu khiến họ bất mãn.

Họ cứ lẩm bẩm:

“Con nhà người ta mỗi năm kiếm bảy tám trăm triệu, thật giỏi giang!

Người thì đã làm quản lý cấp trung ở công ty lớn, tiền đồ rộng mở.

Còn có đứa giờ đã làm ông chủ rồi.”

Rồi nhìn lại con trai mình – chỉ là kỹ sư ở doanh nghiệp nhà nước.

Sáng đi tối về đúng giờ.

Chẳng có mối quan hệ xã hội nào.

Ít bạn bè.

Tan làm về nhà lại loay hoay làm mấy nghề tay trái kiếm tiền lẻ.