Sau đó, người phụ nữ kia vì muốn ôm trọn tài sản của Cầm Mậu Thật nên nảy ra một kế độc ác: xúi ông ta sinh thêm con.

Nhưng thời đó, Cầm Mậu Thật đang làm việc trong cơ quan nhà nước, chính sách sinh con còn rất nghiêm.

Sinh thêm sẽ bị kỷ luật, ảnh hưởng đến công việc.

Thế là, người đàn bà kia bày ra một chiêu hiểm: lợi dụng chính sách cho phép sinh con thứ hai nếu con đầu tiên bị khuyết tật.

Vì Cầm Yến tay chân lành lặn, họ bèn nhắm vào… cái đầu.

Cầm Mậu Thật nghe lời vợ, đi “chạy” giấy chứng nhận khuyết tật trí tuệ cho con trai mình.

Nhờ tờ giấy đó, hai năm sau, bà ta sinh ra một cậu con trai – đứa con “hợp pháp” thứ hai.

Kể từ đó, Cầm Yến hoàn toàn trở thành người vô hình trong chính ngôi nhà của mình.

Cha anh vì sợ người khác phát hiện việc làm giấy giả nên không cho anh học trường bình thường mà tống thẳng vào trường khuyết tật, dù anh hoàn toàn bình thường.

Một đứa trẻ thông minh, sáng dạ như bao người khác, lại bị ép phải sống trong thân phận “người thiểu năng”.

Tuổi thơ của Cầm Yến là một chuỗi ngày đen tối và tủi nhục.

Lên cấp hai, anh được chuyển đến trường trung học dành cho người khuyết tật.

Nhưng vì số lượng học sinh quá ít, ngôi trường sớm bị giải thể.

Từ đó trở đi, Cầm Yến như một cây cỏ dại, sống lây lất trong xó xỉnh quê nhà.

Chờ đến khi đủ tuổi trưởng thành, anh lập tức bỏ trốn khỏi “ngôi nhà địa ngục” ấy.

Anh từng nghĩ, chỉ cần rời xa nơi đó, cuộc đời mình sẽ sang trang mới.

Nhưng chưa được hai năm, Cầm Mậu Thật vì lơ là trách nhiệm mà gây ra một tai nạn an toàn nghiêm trọng tại nơi làm việc.

Kết quả là bị đơn vị sa thải, còn phải bồi thường một khoản tiền khổng lồ.

Từ đó, cuộc sống gia đình họ Cầm bắt đầu rơi vào khó khăn.

Lúc khốn cùng nhất, ông ta lại nhớ đến đứa con trai cả đang phiêu bạt bên ngoài.

Thế là ông ta liên lạc với Cầm Yến, yêu cầu anh phải gửi tiền sinh hoạt về nhà mỗi tháng.

Cầm Yến dĩ nhiên không muốn.

Nhưng Cầm Mậu Thật lập tức đe dọa: nếu không gửi tiền, ông ta sẽ đưa Cầm Yến vào bệnh viện tâm thần.

Vì trên giấy tờ, Cầm Yến thuộc diện người khuyết tật trí tuệ theo pháp luật.

Sổ hộ khẩu của anh vẫn nằm dưới tên Cầm Mậu Thật, nên khả năng ông ta “làm thật” hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì thế, Cầm Yến đành tạm thời thỏa hiệp.

Mỗi tháng, anh đều đặn gửi tiền về như yêu cầu.

Nhưng chuyện bị ràng buộc như thế khiến anh không cam tâm chút nào.

Thế là Cầm Yến nghỉ việc, quay về nhà họ Cầm, sống nhẫn nhịn, chờ đợi cơ hội.

Chờ đến khi có thời cơ thích hợp, anh sẽ âm thầm tách hộ khẩu.

Và năm nay, anh đã thành công.

Ngay khi tách hộ khẩu xong, anh lập tức một mình lên thành phố A, sau đó chặn hết tất cả liên lạc từ Cầm Mậu Thật.

Nhưng với số lượng sinh viên mới tốt nghiệp ngày càng nhiều, Cầm Yến gần như không thể tìm được việc làm.

Dù là công việc chân tay hay pha chế trà sữa, cũng phải cạnh tranh với người có bằng đại học.

Trong lúc bế tắc, anh gặp phải một kẻ lừa đảo nói chỉ cần đưa tiền sẽ giới thiệu việc làm.

Cầm Yến đem hết hai mươi triệu tích góp đưa cho hắn.

Cuối cùng tất nhiên là bị lừa.

Trắng tay, anh chẳng còn nơi nào để đi, đành phải ngủ qua đêm trên ghế đá công viên.

Chính là công viên Vụ Xuyên – nơi tôi giơ bảng tìm chồng hôm đó.

Cầm Yến kể, sáng hôm đó anh vừa tỉnh dậy đã thấy công viên chật kín người.

Nghe mấy ông chú bàn tán về một cô gái giơ bảng tuyển chồng ở rể, anh bèn đánh liều lại gần xem thử.

Thế là, nhân duyên giữa chúng tôi bắt đầu từ đó.

Nghe xong, tôi tức đến mức đấm một phát vào cánh cửa.

“Cái bà mẹ kế kia đúng là đồ súc sinh! Sao có thể độc ác như vậy với một đứa nhỏ?! Còn cái ông bố kia thì đúng là rác rưởi, có cũng như không, quá đáng hết sức!”

Kể xong hết mọi chuyện, Cầm Yến khẽ thở phào nhẹ nhõm.

“Trước đây giấu em chuyện này, anh thật sự xin lỗi. Anh không cố tình đâu… chỉ là anh… anh sợ nói ra em sẽ khinh thường anh vì cái ‘giấy chứng nhận thiểu năng’ đó. Xin lỗi em, vợ à. Nếu em cảm thấy để bụng… thì anh có thể ra đi tay trắng.”

Hả?

Anh ấy đúng là đã giấu tôi, nhưng cũng là vì hoàn cảnh bất đắc dĩ. Sao tự dưng lại kéo tới mức “ra đi tay trắng”?

Trong mắt anh, tình cảm tụi mình mong manh đến vậy sao?

Tôi không nói gì, chỉ nắm tay anh kéo ra khỏi nhà.

10

Tôi lái xe đưa Cầm Yến đến một văn phòng luật sư.

Ngay trước khi bước vào, Cầm Yến bất ngờ ôm chầm lấy tôi.

Anh cúi đầu, tựa vào vai tôi, nức nở như đứa trẻ:“Vợ ơi… em thật sự không cần anh nữa sao?”

Tôi bất lực đẩy anh ra:“Ai nói không cần? Anh lại tưởng tượng gì nữa vậy?”

Cầm Yến nhìn tôi bằng đôi mắt tội nghiệp:

“Vậy sao em dẫn anh đến văn phòng luật sư…”

Tôi thở dài, gõ nhẹ vào vai anh:

“Thì em đến hỏi luật sư xem có cách nào kiện ông bố khốn nạn và mụ mẹ kế kia không chứ sao.”

Nghe xong, Cầm Yến khựng lại.“Vậy… em không định bỏ anh à?”

“Dĩ nhiên là không rồi.”

Tôi mỉm cười, nhẹ nhàng nhéo má anh một cái.

“Nếu chia tay anh rồi, em biết tìm đâu ra người chồng hợp ý như anh nữa đây.”

Nói xong, tôi nắm tay Cầm Yến, bước thẳng vào văn phòng luật sư.

Nhưng kết quả tư vấn khiến tôi khá thất vọng.

Chúng tôi gần như không thể dựa vào pháp luật để đòi lại công bằng cho Cầm Yến.

Vì vụ việc này có quá nhiều kẽ hở.

Trước hết là việc xác nhận “thiểu năng trí tuệ” đã xảy ra từ rất nhiều năm trước.

Nếu kiện ra tòa, cho dù hiện giờ Cầm Yến hoàn toàn bình thường, chỉ cần Cầm Mậu Thật nói rằng anh “đã được điều trị khỏi”, thì chúng tôi cũng chẳng làm gì được.

Việc duy nhất chúng tôi có thể làm hiện giờ là: hủy bỏ giấy chứng nhận khuyết tật của anh.

Ra khỏi văn phòng luật, tôi mang tâm trạng hơi buồn bực, nhưng Cầm Yến lại tỏ ra rất bình thản.

“Không sao đâu vợ. Những chuyện đó không còn làm anh tổn thương được nữa. Cứ để nó trôi đi, đừng vì anh mà buồn nữa.”

Nhưng tôi vẫn cảm thấy tiếc nuối.

Vì sau quãng thời gian sống cùng nhau, tôi nhận ra Cầm Yến thật ra rất thông minh.

Bề ngoài thì có vẻ rụt rè, nhưng học cái gì cũng rất nhanh.

Dù không được học hành tử tế, anh vẫn có những sự nhạy bén và thông tuệ rất riêng.

Nếu không bị cha mẹ hãm hại, chắc chắn anh đã có tương lai rực rỡ.

Tôi hỏi anh:

“Hồi nhỏ… anh có ước mơ không? Nếu được học hành như bao đứa trẻ khác, anh muốn trở thành người thế nào?”

Cầm Yến nắm tay tôi, cười nhẹ nhàng:

“Anh muốn… trở thành chồng của em.”

Câu trả lời khiến tôi bật cười.

“Chỉ có thế thôi à? Không có ước mơ nào hoành tráng hơn sao?”

“Ừm… vậy thì anh sẽ cố gắng học thật giỏi, thi đỗ Thanh Hoa hoặc Bắc Đại, rồi đi du học, lấy học vị cao nhất luôn.”

“Rồi sao nữa?”

“Rồi tiếp tục làm chồng của em.”

10

Vài ngày sau, tôi sắp xếp công việc ổn thỏa, rồi cùng Cầm Yến về quê anh một chuyến.

Mục đích chính là để hủy bỏ cái giấy chứng nhận khuyết tật đó.

Tờ giấy ấy đã trói buộc Cầm Yến gần hai mươi năm, không chỉ tước đi quyền được học hành, mà còn là cái gai đâm sâu vào tim anh.

Giờ đã thoát khỏi, thì tôi muốn cùng anh tự tay nhổ cái gai ấy ra.

Về đến quê anh – thành phố B, Cầm Yến liên hệ với một cơ quan chức năng để làm thủ tục đánh giá lại.

Khi có kết quả xác nhận hoàn toàn bình thường, chúng tôi bắt đầu quy trình hủy bỏ giấy chứng nhận.

Thủ tục khá rườm rà, chúng tôi phải chạy tới chạy lui mấy ngày trời mới xong.

Nhưng khi cái xiềng xích kia bị gỡ bỏ, tôi thấy Cầm Yến như lột xác hoàn toàn – ánh mắt sáng hơn, nụ cười tự tin hơn.

Lên xe, Cầm Yến cảm động nắm lấy tay tôi:

“Cảm ơn em, vợ à. Em thật tốt với anh.”

Tôi siết nhẹ tay anh, mỉm cười:

“Mình là vợ chồng mà, nói cảm ơn làm gì.”

“Ừm. Vậy… về nhà thôi vợ. Anh không bao giờ muốn quay lại nơi này nữa.”

Nghe vậy, tôi vỗ vỗ tay anh:

“Gấp gì chứ, kế hoạch của vợ còn chưa bắt đầu mà.”

“Hở? Kế hoạch gì?”

Tất nhiên là… kế hoạch “xé xác” mẹ kế và cha ruột anh ra từng mảnh!

Tôi thắt dây an toàn, theo địa chỉ Cầm Yến cung cấp, lái thẳng đến nhà họ Cầm.

Xuống xe, tôi lấy loa phóng thanh chuẩn bị sẵn ra, đi thẳng vào khu chung cư.

Đúng lúc đông người, tôi bật loa lên.

Âm thanh vang lớn khắp khu dân cư.

“Mọi người ơi, lại đây nghe chuyện này nè! Nhà ông Cầm Mậu Thật và bà Quách Tây Hoa đúng là thất đức tận cùng! Ngày xưa vì muốn hợp pháp sinh con thứ hai, họ nhẫn tâm khai con trai đầu là người thiểu năng, còn làm giấy chứng nhận khuyết tật cho con! Phá nát cả cuộc đời thằng nhỏ! Về già còn mặt dày ép con gửi tiền, đòi đưa con vô trại tâm thần nếu không chịu chu cấp! Trên đời này sao lại có người tàn nhẫn đến vậy?!”

Loa vừa vang lên, người qua lại lập tức dừng chân hóng chuyện.

Có vài người quen với nhà họ Cầm nhận ra Cầm Yến, còn tới bắt chuyện:

“Ủa, Yến đó hả? Con về rồi à? Mà đây là…”

Tôi liền vui vẻ trả lời thay:

“Dạ con thay mặt anh ấy đòi lại công bằng. Cầm Yến nhà tụi con khổ từ bé. Ba ruột với mẹ kế hợp mưu, khai gian cho ảnh là người thiểu năng để đẻ thêm con. Hủy cả cuộc đời ảnh. Sau khi ảnh trốn thoát, ba ảnh còn dám mò tới đòi tiền. Không biết xấu hổ. Chứ ảnh có ngốc gì đâu!”

Nghe tôi kể xong, hàng xóm xung quanh đều bàng hoàng:

“Trời đất! Cầm Mậu Thật thất đức vậy sao?”

“Thảo nào, hồi nhỏ tôi nhớ Cầm Yến lanh lợi lắm, đâu có giống người khuyết tật gì đâu. Tự nhiên nghe tin ảnh bị bệnh, tôi còn ngạc nhiên cả năm trời.”

Thấy đám đông bàn tán mỗi lúc một lớn, Cầm Mậu Thật và vợ cũng chạy xuống.

Vừa nghe thấy lời phát ra từ loa, ông ta tức đỏ mặt.

“Cầm Yến! Mày muốn làm gì?! Mày muốn bôi xấu cả nhà tao hả?!”

Tôi lạnh lùng nhìn ông ta:

“Sợ mất mặt thì đừng làm chuyện mất dạy. Tôi nói trước, sau này cấm ông bén mảng đến gần chồng tôi. Ông đến một lần, tôi xử ông một lần. Tôi có tiền, có thời gian, ông cứ thử mà xem!”

Mục tiêu đạt được, tôi dẫn Cầm Yến quay về thành phố A.

Trên đường về, anh nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh, đầy ngưỡng mộ:

“Vợ ơi, em giỏi quá… Anh yêu em chết mất thôi.”

Tôi cười, nắm tay anh rồi hôn nhẹ lên mu bàn tay:

“Em cũng yêu anh.”

Về sau, sẽ không còn gì có thể trói buộc được Cầm Yến nữa.

Tôi yêu Cầm Yến.

(Hết)