11
Mẹ lại cắt trái cây cho tôi.
“Mẹ à, mẹ làm gì vậy, giờ con ăn chẳng được bao nhiêu nữa, mẹ không biết sao?”
Vì bệnh tật, từ một người mê ăn uống, tôi ăn chỉ để sống.
Tôi phải ăn nhạt, mà thật ra ăn không nổi, vừa ăn vào là đầy bụng, không tiêu nổi.
Mẹ chỉ cười: “Mẹ quen rồi, hồi nhỏ tối nào con cũng chờ mẹ cắt trái cây cho.”
Đó là thói quen hồi tôi còn đi học.
“Thì là do con không muốn học bài, lấy cớ ăn trái cây để giết thời gian thôi.”
Mẹ nằm cạnh tôi, bật cười: “Ai mà chẳng có chút tâm tư nhỏ?”
“Mẹ biết hết à?”
“Sao lại không biết? Một quả táo mà con ăn cả nửa tiếng.”
Tôi bật cười ha hả.
Nhưng đang cười nói, bỗng nhiên cả hai cùng im lặng.
Mẹ hỏi nhỏ: “Hôm nay tổ chức thế này, có mệt không?”
“Cũng ổn mẹ ạ, con không sắp xếp gì phức tạp.”
“Vậy nghỉ ngơi thôi.” Mẹ lại nhớ ra: “Hồi con còn bé, nằm bên mẹ, một đêm gọi ‘mẹ ơi’ mấy chục lần.”
“Con là cái loa phát thanh à?”
“Không những thế, còn nhiều chuyện xen vào nữa cơ. Từ hồi học mẫu giáo, tin tức các phụ huynh mà mẹ chưa từng gặp, con đều biết hết.”
Ủa, tôi có năng lực đó từ bao giờ vậy?
Hai mẹ con nói chuyện mãi không dứt.
Rồi mẹ tôi bỗng thở dài: “Con không còn hoạt bát như hồi nhỏ nữa.”
Sắp chết rồi. Dù có vô tâm đến đâu, thì trước cái chết, vẫn thấy lo lắng.
Nhưng câu nói ấy của mẹ khiến tôi thấy xót xa. Dù mẹ có rộng lượng đến mấy, tôi vẫn là con ruột của bà, vẫn là cảnh trắng đầu tiễn người đầu xanh.
Tôi ôm mẹ, khóc một lúc.
Lau nước mắt xong, tôi vẽ tay vu vơ: “Hồi nhỏ con từ bụng mẹ chui ra, chắc cũng cỡ thế này ha?”
Mẹ nhìn tôi, lườm: “Con mới sinh mà bự cỡ đó hả, chỉ tầm 50cm thôi.”
Tôi áng chừng: “Ừm… chắc vậy.”
Tôi ôm lấy mẹ, nhắm mắt.
“Mẹ à, mẹ cứ coi như con đang chui lại vào bụng mẹ.”
“Mơ đi, giờ con to thế này, chui sao nổi nữa!”
Hai mẹ con cười đùa một lúc.
Tối đó, tôi có một giấc ngủ ngon nhất suốt thời gian qua. Tôi đã mất ngủ, ăn không ngon nhiều tháng trời rồi.
12
Thật đáng tiếc.
Khoảng ba ngày sau tang lễ, tôi đột ngột không thể cử động nữa.
Tôi nằm bất động, xung quanh là ba mẹ và những người bạn thân thiết nhất.
Nửa đêm, quanh đầu giường là một vòng người đứng chờ.
Rõ ràng, chờ đợi cái chết là chuyện rất đáng sợ. Nhưng từ góc nhìn của tôi lúc đó, họ… lại giống mấy hồn ma hơn.
Trong cơn mơ mơ màng màng, tôi tỉnh lại hai lần.
Họ đang nói gì đó.
Hình như tôi thấy được di ảnh của chính mình.
Đó là bức ảnh tôi nhờ từng người chụp riêng cho tôi trong tang lễ.
Đó là lần cuối cùng tôi có thể kết nối với mọi người.
Tôi từng nói: “Bức nào đẹp nhất thì giữ lại làm di ảnh, sau này còn gắn lên bia mộ.”
Nhưng giờ đây, tôi dường như chẳng thể phân biệt nổi là ai đã chụp bức đó.
Buồn ngủ quá.
Vậy thì ngủ thêm một lát nữa…
13 – Phiên ngoại: Lục Du
Tôi biết tin Hứa Giản Ninh qua đời khi đang đi công tác ở xa.
Chỉ trong chớp mắt, điện thoại rơi khỏi tay tôi.
Chiếc máy tôi thường làm rơi chẳng hề hấn gì, lần này lại tối đen cả màn hình.
Mới qua ngày Cá tháng Tư được vài hôm.
Tôi còn tự hỏi, có ai đang kéo dài trò đùa đó không?
Lúc ấy tôi mới hiểu… tôi đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để gặp lại Hứa Giản Ninh.
Tôi vội vã đổi điện thoại mới, ủy quyền công việc lại cho đồng nghiệp, rồi lao lên chuyến bay quay về.
Trên máy bay, tôi vẫn đang xem lại thông tin về tang lễ của cô ấy.
Tôi đã tải sẵn về. Mở đi mở lại… rất nhiều lần.
Người ngồi cạnh cuối cùng cũng không kìm được: “Tin này tôi cũng xem rồi. Cô gái ấy thật đặc biệt. Cô ấy tự tổ chức tang lễ cho chính mình.”
Sự việc lập tức trở thành tin nóng. Truyền thông khắp nơi đồng loạt chia sẻ.
Cái tên Hứa Giản Ninh ngày một nhiều người biết đến.
Thật nực cười.
Cả tôi và người đàn ông xa lạ bên cạnh đều biết đến cô ấy… qua tin tức.
Trong tin tức ấy, chỉ có vài đoạn cắt ghép ngắn ngủi. Bên cô ấy có rất nhiều người. Nhưng không có tôi.
“Nhưng sao anh xem đi xem lại nhiều vậy?”
Tôi thở dài: “Cô ấy là vợ cũ của tôi.”
Anh ta ngẩn người: “Xin lỗi, tôi không biết… Vậy anh có thể kể lại tang lễ của cô ấy không? Bọn tôi đều nghĩ cô ấy rất can đảm.”
Giờ đến lượt anh ta ngạc nhiên hơn nữa.
Anh chỉ còn biết tiếp tục xin lỗi: “Thật xin lỗi, tôi thấy anh cứ xem mãi, còn tưởng hai người ít nhất cũng không đến mức xa cách.”
“Không sao.”
Tôi vội vã trở về.
Cuối cùng… chỉ kịp nhìn cô ấy nằm trong quan tài.
Trong quan tài pha lê là gương mặt cô, dường như không đổi.
Mẹ cô ấy nhìn thấy tôi, nói với tôi: “Sáng mai phải đưa tang rồi. Tôi cứ tưởng anh không kịp về gặp nó.”
Tôi không nhịn được mà nói: “Mẹ à… con thật sự không ngờ… Đáng lẽ người chết phải là con.”
Bà lắc đầu: “Tôi không phải mẹ anh. Nó cũng chỉ là vợ cũ của anh. Anh nghĩ sao thì giờ cũng chẳng còn quan trọng nữa.”
Phải rồi. Người đã chết. Thì còn quan trọng gì nữa?
Tôi cùng mọi người đưa tang. Tiễn cô đến tận nhà tang lễ.
Lúc người thân từ biệt lần cuối, mọi người đều khóc đến tan nát cõi lòng.
Chỉ có tôi— có một cảm giác như không thật.
Rõ ràng vài ngày trước, cô ấy vẫn còn đăng bài lên mạng xã hội.
Tôi… vẫn còn để lại lời nhắn cho cô ấy.
Ồ.
Tôi… đã nói những gì?
Tôi nói cô ấy không nên đùa kiểu như vậy. Tôi còn nói cô ấy thật là bốc đồng.
Những người từng đến dự tang lễ của cô ấy… chắc đều biết—người bốc đồng nhất chính là tôi.
14
Mẹ của Hứa Giản Ninh khóc đến chết đi sống lại.
Tôi và ba cô ấy phải vội vã đưa bà lên xe.
Đây là một trong số ít lần tôi nhìn thấy ba của Hứa Giản Ninh.
Lúc trước khi cưới, trên lễ đường cũng chỉ có mẹ cô ấy.
Nhưng trong tiệc rượu, tôi đã từng thoáng thấy ba cô, bên cạnh ông là một người phụ nữ khác— có lẽ chính là “mẹ kế” mà Hứa Giản Ninh từng nhắc, người ông cưới không lâu sau khi ly hôn.
Ông không lên sân khấu, chỉ vì người vợ hiện tại không cho phép.
Tôi nghĩ, chắc Giản Ninh đã luôn mang trong lòng một sự tiếc nuối.
Lúc đó, tôi từng thầm nhủ: Nhất định phải đối xử tốt với cô ấy, cả đời này đều phải tốt.
Nhưng cuối cùng… sao tôi lại đánh mất cô ấy?
Tôi ngồi trước mộ cô ấy, bức ảnh chân dung vẫn quen thuộc như thế, nụ cười vẫn rạng rỡ như ngày nào.
Tôi xin mẹ cô ấy đoạn video quay trong tang lễ hôm đó.
Tôi thật khó mà tưởng tượng— người con gái từng sợ đến phát run mỗi khi thấy côn trùng, lại có thể tự tay tổ chức tang lễ cho chính mình.
Không lâu sau, có người đến sau lưng tôi.
“Anh có hối hận không?”
Tôi quay đầu lại—là Tần Ca, người trong video tang lễ.
Tôi chỉ nói: “Tôi biết anh. Anh thích Hứa Giản Ninh.”
“Ừ.” Anh ấy cũng không phủ nhận.
Lúc này rồi, ai thích ai vốn chẳng còn quan trọng nữa. Người cũng không còn, có tranh hơn thua cũng chẳng còn ý nghĩa gì.
“Thế anh có hối hận không?” – tôi bất chợt hỏi lại.
“Có.” – anh ấy cười khẽ – “Tôi từng nghĩ trao cho cô ấy sự tự do là mang lại hạnh phúc cho cô ấy. Sau này mới nhận ra, hình như cô ấy… chẳng hề hạnh phúc như tôi tưởng. Đúng không?”
Anh ấy đang chất vấn tôi, nhưng tôi không còn tư cách để phản bác nữa.
Tôi từng nghĩ, anh ta đã biến mất khỏi cuộc sống của tôi từ lâu. Nào ngờ, chỉ một dòng tin của anh, cũng khiến tôi sững sờ.
“Tôi từng nghĩ, sẽ mãi mãi chỉ vô tình nghe tin về cô ấy. Ai ngờ, lần tiếp theo nghe đến lại là… cái chết.
So với nói là hối hận, có lẽ nên nói là… bàng hoàng.
Nhưng nếu không hối hận, thì vì sao khi tôi ngồi ở đây, lòng lại trống rỗng đến thế?”
“Lần đi công tác này, tôi đến một thành phố chuyên làm búp bê. Tôi còn đặt làm riêng một con búp bê tặng cô ấy. Cô ấy luôn thích mấy thứ nhỏ nhỏ đáng yêu như vậy.
Tôi cũng không định gặp cô ấy, chỉ định nhờ người giao đến trước cửa nhà.
Nhưng còn chưa kịp lấy con búp bê về, cô ấy đã rời đi rồi.”
Tần Ca không nói thêm gì nữa. Anh đặt bó hoa xuống rồi rời đi.
Tôi đưa tay chạm vào dòng chữ trên bia mộ.
Người khác thì khắc tên tuổi theo khuôn phép. Còn cô ấy thì… nhất quyết yêu cầu khắc mã QR lên đó.
Tôi giơ điện thoại quét mã.
Bên trong là một đoạn video.
Cô ấy cười nói với ống kính: “Cảm ơn vì đã đến thăm mình. Mình an nghỉ tại đây, chúc bạn từ nay về sau… đêm nào cũng ngủ thật ngon.”
Hết