“Trần Diệu, ba tôi vừa mổ xong, tôi về thăm là chuyện đương nhiên.
“Nếu cô khó chịu thì cô đi đi. Tôi ở nhà vài hôm, không cần cô quản.”
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua tôi thấy Lưu Hạo phản bác lại Trần Diệu. Cô ta tức điên, trợn mắt trừng anh ta:
“Đồ ngu! Giáo viên dạy thêm của con trai anh mấy lần đòi học phí rồi.
“Còn tiền nhà, tiền xe, anh còn tâm trí về đây lo cho cái ông già vô dụng kia à? Anh có đầu óc không vậy?”
Chồng tôi tức đến mức ôm ngực, chị giường bên cạnh cũng không nhịn nổi:
“Tôi nói này, con trai con dâu gì mà vô lý quá thể. Ba anh ấy nằm viện cả tuần không thèm ló mặt, đến lúc ra viện lại đến đòi tiền?
“Chưa từng thấy ai làm con làm cái mà bạc bẽo như vậy, thua cả miếng thịt quay.”
Trần Diệu quay sang trừng mắt với chị ấy:
“Im miệng! Việc của tôi, mắc mớ gì đến bà?”
Chị ấy lập tức bấm chuông gọi y tá:
“Y tá, hai người này ồn ào quá, ảnh hưởng đến việc tôi dưỡng bệnh. Làm ơn đuổi họ ra ngoài giúp tôi.”
Trần Diệu và Lưu Hạo bị y tá đuổi ra hành lang, nhưng vẫn không chịu đi, cứ đứng lì trước cửa.
Giao Giao làm xong thủ tục xuất viện, sau khi trừ bảo hiểm thì tổng chi phí chưa đến mười ngàn.
Nó cầm tờ hoá đơn đưa cho Lưu Hạo:
“Mấy ngày qua, anh không giúp công không giúp của. Anh tự thấy vậy có hợp lý không? Ít nhất cũng nên chia nửa tiền viện phí – năm ngàn.”
Lưu Hạo định lấy điện thoại ra chuyển khoản, còn chưa kịp mở thì bị Trần Diệu giật lấy.
“Anh điên rồi chắc? Lúc ba anh đưa cho em hồi môn 188.000 tệ thì có chia cho tôi một nửa không?
“Giờ viện phí chưa tới mười ngàn mà cũng đòi chia, thật là không biết xấu hổ!”
8
Giao Giao siết chặt tờ hoá đơn trong tay, tôi kéo con gái đứng sau lưng mình, nhìn thẳng vào Trần Diệu.
“Tôi đã đưa cô 288.000 tệ tiền sính lễ, đưa con gái tôi 188.000 tệ hồi môn, như vậy không hợp lý sao?”
“Dĩ nhiên không hợp lý! Số tiền đó đáng ra phải là của tôi! Tại sao lại đưa cho con gái đã gả đi?”
Trong mắt cô ta, tiền bạc trong gia đình đều nên thuộc về con trai. Con gái không có tư cách nhận một đồng nào.
Nhưng con gái cũng là do tôi sinh ra. Tiền là tôi làm ra. Tại sao tôi không thể cho nó?
“Nếu cô thấy bất công thì về nhà tìm mẹ cô đòi lại 188.000 tệ hồi môn. Tiện thể lấy luôn 288.000 tệ tiền sính lễ cô mang về nhà đi.
“Lấy được rồi thì đủ tiền học mấy lớp đào tạo cho con trai cô đấy. Đi đi, về mà tìm mẹ cô.”
Cô ta tức đến mức giậm chân:
“Tôi sinh con trai cho nhà họ Lưu các người, chứ không phải sinh cho mẹ tôi. Mọi chi phí của nó, nhà các người phải lo! Phải lo!”
Lại nữa. Vẫn là cái lý do “tôi sinh con cho nhà các người”.
Nhưng rõ ràng là cô ta tự mang thai, tự sinh con. Liên quan gì đến tôi?
Tôi đẩy chồng ra khỏi bệnh viện, Giao Giao xách hành lý đi theo. Cả hai chúng tôi không ai buồn liếc nhìn họ thêm một cái, mặc kệ Trần Diệu đứng đó phát điên.
Không ngờ, hai người họ mặt dày mò theo về tận quê.
Trùng hợp là vừa về đến nhà thì ông chủ công trình nơi chồng tôi làm việc cũng đến, mang theo mấy người để thương lượng chuyện bồi thường.
Chồng tôi là lao động thời vụ, nhưng ông chủ kia cũng là họ hàng xa có chút thân thích, bằng không thì với tuổi của chồng tôi đã chẳng có công trình nào nhận nữa.
Dù không ký hợp đồng, nhưng đúng là ông ấy bị ngã trong lúc làm việc cho họ nên chủ thầu đồng ý bồi thường 100.000 tệ.
Chồng tôi nhận lời.
Ông nói, người ta chịu bồi thường từng ấy đã là có tình có nghĩa lắm rồi.
Con gái tôi cũng nói, có được ít tiền là mừng rồi, chúng tôi đều đã già, không cần phải lăn lộn thêm nữa.
Nhưng Trần Diệu thì lại không chịu.
Cô ta hét toáng lên:
“Không được! Mười vạn thì đủ cái gì? Ông già đó mới có 60 tuổi, vẫn còn có thể đi làm mười năm nữa.
“Cứ tính 200 tệ một ngày, để tôi tính cho!”
Vừa nói cô ta vừa móc điện thoại ra bấm máy tính, cuối cùng đưa ra con số: 730.000 tệ.
Ông chủ công trình trợn tròn mắt:
“Cô gái, không thể tính kiểu đó đâu. Bố chồng cô cũng 60 rồi, đến tuổi nghỉ hưu rồi, sao có thể tính thế được?”
“Buồn cười thật! Giờ là xã hội già hóa, nhà nước còn khuyến khích kéo dài tuổi nghỉ hưu, ông ấy làm đến 70 là chuyện bình thường, nên phải bồi thường 73 vạn, một xu cũng không được thiếu!
“Nếu không thì tôi kiện các người. Để xem ông còn làm ăn gì nổi nữa!”
Ông chủ quay sang hỏi tôi:
“Chị à, chị nói xem, chị muốn lấy mười vạn hay muốn kiện tôi?”
Tôi lập tức nhận lấy 100.000 tệ và viết giấy xác nhận tại chỗ.
Trần Diệu nghiến răng ken két:
“Đồ già khốn kiếp, không được ký! Bà không được ký!”
Ông chủ công khai chuẩn bị chuyển khoản cho tôi trước mặt mọi người, Trần Diệu liền vội vàng mở mã QR trên điện thoại:
“Chuyển cho tôi cũng được.”
Ông chủ nhìn cô ta bằng ánh mắt khinh thường, rồi quay sang chuyển tiền cho tôi.
Ông chủ vừa rời đi, Trần Diệu đã nhào tới kéo tay tôi:
“Chuyển tiền cho tôi, mau lên, chuyển tiền cho tôi!”
Chương 6 ở đây nha: https://vivutruyen.net/co-con-dau-hon-lao/