Nói là làm, bố tôi vác luôn cái rìu chặt củi ra, giơ lên cao chuẩn bị chém xuống.

Cảnh tượng quá sức máu me, đến tôi – người đã từng chứng kiến đủ ca mổ chuyên nghiệp – còn thấy rợn người, huống chi là ông nội tôi, người già cả, mắc cả AIDS và bệnh tim.

“Con ơi, nhẹ tay thôi, đừng làm cháu đích tôn của bố đau quá…”

“Trời ơi ông trời mù mắt rồi, sao người nằm trên bàn không phải là con nhỏ tai họa kia mà lại là cháu trai của tôi cơ chứ…”

“Con bé này đúng là mạng cứng quá, khắc cả cháu tôi ra nông nỗi này…”

Tôi kéo ông nội đang ngồi đất gào khóc dậy, cúi sát mặt ông, cười lạnh:

“Ông ơi… nhiều máu thế này, lại nấu được bao nhiêu nồi lẩu máu cay đấy nhỉ?”

“Cô… cô cái đồ…”

Chưa kịp chửi xong, ông đã ôm ngực, mắt trợn ngược rồi ngất lịm.

“Bố ơi! Không xong rồi! Ông bị lên cơn đau tim rồi!”

“Cái gì?! Làm phẫu thuật!”

10

Thế là bố tôi được một phen thỏa mãn đam mê mổ xẻ. Vừa cưa xong một cái chân, giờ lại bắt tay “xử lý” trái tim.

“Bố ơi, bệnh tim của ông chẳng phải cần đặt stent (ống đỡ động mạch) à? Con nghe nói mấy cái đó đắt lắm, mấy trăm, thậm chí vài triệu một cái lận!”

“Đó là lũ ngu mới bị chém thế thôi!”

“Gì cơ?”

“Ống đỡ tim hả? Bố mày đây, làm tại chỗ luôn!”

Nói rồi, ông cầm cái rìu vừa chém chân em tôi, bước ra ngoài. Tôi liền đi theo xem trò vui.

Chỉ thấy ông tìm đại một cái cây, chặt một đoạn cành, gọt gọt đẽo đẽo thành hình như cái ná cao su.

“Thấy chưa? Hai phút là xong một cái stent tim tự chế!”

Tôi vỗ tay:

“Trời ơi bố ơi, siêu thật!”

“Đặt ông mày lên giường! Tao mở ngực để gắn cái này vào!”

“Bố biết stent phải đặt ở đâu không?”

“Đương nhiên! Gắn lên cái xương gần tim để… đỡ tim lên là được chứ gì!”

Tôi ra vẻ bừng tỉnh ngộ:

“À ha! Hèn gì con đọc sách bao năm mà không thấy ai nói vậy, đúng là phải học bố mới hiểu hết!”

Ba ngày liên tiếp mổ ba ca, tay bố tôi càng lúc càng thuần thục, dao mổ vạch ngực ông nội tôi cứ như bổ trái cây.

Chỉ là… ông quên mất điều quan trọng nhất: không tiêm thuốc gây mê.

“Aaa! Các người đang làm cái gì đấy?!”

Ông nội tôi giật mình tỉnh giữa ca mổ, hoảng loạn nhìn bố tôi.

Tôi chen vào nói với giọng thật ngây thơ:

“Ông ơi, bố đang mổ tim cứu ông đấy!”

“Bố à, yên tâm đi, chỉ cần ngủ một giấc thôi, dậy là hết bệnh tim luôn!”

Lúc này, bố tôi mới sực nhớ ra là chưa tiêm thuốc mê cho ông nội, liền vội vàng chích một mũi.

Nhưng ông nội tôi thì bệnh tật đầy mình, làm gì còn sức chịu nổi như em tôi. Tôi đưa tay dò thử hơi thở — yếu ớt đến đáng sợ.

“Bố! Ông thở yếu lắm rồi, chẳng lẽ sắp chết thật à?”

“Cái con ranh này, đừng nói mấy lời xui xẻo! Bố đang ráp stent cho ông mày đây này!”

Nhánh cây quá sắc. Còn chưa kịp “gắn” xong, bố tôi đã vô tình đâm thủng luôn… tim ông.

Lúc này thì tôi có thể xác nhận: ông tôi chết thật rồi.

“Bố… con nghĩ… ông chắc là… chết rồi ạ.”

“Gì cơ? Để bố xem sao.”

Bố tôi đặt tay lên mũi ông — không còn hơi thở. Sờ lên thân thể đang lạnh dần, ông thở dài cảm thán:

“Haizz… Ông mày hết tuổi thọ rồi, dù bố có tranh giành thời gian với tử thần cũng không cứu được.”

“Cuộc đời thật vô thường… Dù là y tá trưởng như bố – người được mệnh danh là Hoa Đà tái thế – cũng đành lực bất tòng tâm…”

Tôi cố gắng nặn ra vài giọt nước mắt:

“Ông ơi… Ông ơi…”

11

Nỗi buồn của tôi là giả. Nhưng em tôi thì thật sự đau khổ.

Lần này nó tỉnh dậy còn muộn hơn cả lần mổ ruột. Mở mắt ra là hét lên thất thanh rồi… ngất tiếp:

“Chân tôi! Chân tôi đâu rồi?!”

Tôi đứng bên cạnh, vừa bóc hạt dưa vừa nhàn nhã đáp:

“Bố chặt rồi.”

“Cái gì?! Aaaaa!”

Tôi vội bóp huyệt nhân trung cho nó tỉnh:

“Dậy mau! Còn phải đi thắp nhang cho ông đấy!”

“Gì cơ?! Ông? Thắp nhang?”

“À đúng rồi, quên báo cho em… ông chết rồi.”

“Ông… người thương em nhất… ông mất thật rồi à? Tại sao?”

“Nguyên nhân à… Đi mà hỏi bố đi. Chính bố mổ cho ông xong thì ông mất đó.”

“Cái gì?! Ông ta không chỉ phá nát giấc mơ cầu thủ của tôi, còn… giết luôn ông?!”

Tôi giả vờ nghẹn ngào:

“Em đừng nóng, bố chẳng qua… chỉ là… chẩn đoán sai thôi… Không phải lỗi gì to tát lắm đâu.”

Tôi nhấn mạnh hai chữ “chẩn đoán sai”, khiến em tôi lập tức giận đến bốc khói. Nó nhảy lò cò bằng một chân, hét lên:

“Tôi phải đi tính sổ với ông ta!”

Lúc tìm đến, bố tôi đang bận khám bệnh cho bà con. Em tôi nhặt cục đá, ném thẳng vào đầu ông:

“Ông còn mặt mũi mà khám bệnh cho người ta?!”

Bố tôi ôm đầu, đầy oan ức:

“Con ơi, sao thế? Bố là y tá trưởng mà, bố không khám thì ai khám?”

Em tôi “phì” một tiếng nhổ nước bọt, rồi nhảy tới túm luôn mấy sợi tóc trên đầu ông.

Người làng thấy thế liền xô đẩy em tôi ra, miệng thi nhau mắng mỏ:

“Quang Tông! Mày bất hiếu quá rồi đấy!”

“Y tá trưởng chỉ cưa có một cái chân, coi như cứu mạng mày đấy!”

“Cút sang một bên! Đừng cản chúng tôi khám bệnh!”

Một mình em tôi làm sao cãi lại được cả đám người. Nó tức đến phát điên, vớ lấy cái kéo dưới đất ném thẳng vào mắt bố tôi.

“Aaaa!”

Bố tôi hét lên, ngồi thụp xuống đất ôm mặt. Máu trào ra qua kẽ tay như suối.

“Y tá trưởng! Ông không sao chứ?”

“Sao mày có thể làm chuyện thất đức đến thế hả?!”

“Có ai không! Mau đuổi đứa bất hiếu này ra khỏi làng!”

Một tiếng hô to, em tôi bị cả làng xúm lại, đuổi ra khỏi thôn.

Mà tôi… cũng đến lúc phải rời đi. Quay về nơi mình thật sự thuộc về.

Nhưng, trước khi rời đi, tôi còn một việc rất quan trọng phải làm.

12

Tôi gửi đơn xin viện trưởng, yêu cầu đặc cách cho một đội chuyên gia cùng tôi về quê.

Sau khi trải qua bàn tay “trị bệnh” của bố tôi, người dân trong làng bắt đầu dần dần lộ ra đủ loại di chứng.

Tôi lập tức tranh thủ thời cơ, đi từng nhà để truyền đạt kiến thức y học đúng đắn, thay đổi nhận thức sai lệch mà họ bị nhồi nhét bấy lâu.

Dù sức một người là nhỏ, nhưng cả đội chúng tôi đều là những người giỏi nhất trong nghề,
mà lại đánh trúng vào nỗi đau của họ — chỉ trong vài tuần, quan điểm của dân làng đã thay đổi hoàn toàn.

Chúng tôi còn giúp họ chữa trị hết các hậu quả mà bố tôi để lại, giúp họ thoát khỏi đau đớn cả đời, họ bắt đầu tin tưởng chúng tôi.

Người phải hứng chịu cơn giận này, chính là “y tá trưởng” bố tôi.

“Đồ lừa đảo! Hắn gạt tụi mình suốt bao năm trời!”

“Chết đi cho rồi! Mất mặt cả làng!”

“Giết cha, hại con, còn muốn đến đây hại thêm ai nữa?!”

“Phải quăng hắn xuống hố phân rồi nhốt trong lồng lợn mới đáng!”

Họ vừa chửi vừa đánh, cà chua thối, trứng ung, rau hỏng… cứ thế ném thẳng vào mặt bố tôi, đánh tới khi ông nằm rạp xuống đất mà vẫn chưa nguôi giận.

Lúc này, người tức giận nhất lại là thím Vương. Bà rút ra một ống kim tiêm, đâm mạnh vào mình trước rồi quay sang đâm thẳng vào bố tôi:

“Cho ông biết tay! Ông dám trì hoãn chữa bệnh cho tôi! Ông dám lừa tôi! Ông còn ăn bào ngư nhà tôi! Tôi sống không được bao lâu nữa, ông cũng đừng hòng sống yên!”

Tôi quay lưng bước đi, coi như đã trả hết món nợ bao năm:

“Bố à, tiếp tục làm y tá trưởng của bố đi nhé.”

13

Sau khi trở lại bệnh viện, nhờ vào kinh nghiệm thực chiến dày dặn và thành tích vượt trội,
tôi nhanh chóng thăng tiến, được mọi người công nhận bằng chính năng lực của mình.

Mẹ tôi cũng cùng tôi sống yên ổn, thoải mái trong thành phố lớn.

Hôm đó, hai mẹ con đang đi dạo phố,
bác bán hàng thối lại cho tôi một nghìn lẻ, nhưng tờ tiền chẳng may rơi xuống đất.

Tôi định cúi xuống nhặt, thì có một người ăn xin lấm lem bùn đất lao tới nhặt trước:

“Là tiền của tôi! Của tôi!”

Nhưng còn chưa kịp mừng, người ăn xin đó đã bị một kẻ khác — cũng bẩn thỉu không kém — đánh ngã:

“Tôi mới là y tá trưởng! Tôi nói rồi, tiền này là của tôi!”

Hai kẻ ăn xin lao vào đánh nhau túi bụi, mặt mũi sưng húp, bầm tím.

Nghe đến hai chữ “y tá trưởng”, tôi cúi xuống nhìn kỹ — một người thì cụt chân, một người thì mù mắt.

Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi:

Tôi khoác tay mẹ, mỉm cười nói:

“Hai người đó đang chơi trò tranh giành thôi mà. Người mù muốn nuôi người què cả đời đấy, mình không cần lo đâu.”

“Sao con biết?”

“Người mù nói với con mà.”“Lại nói xàm rồi…”

End