Nhưng không ngờ, mẹ tôi thở càng lúc càng khó khăn, nổi mẩn nghiêm trọng hơn, còn có dấu hiệu phát ban toàn thân. Tôi hoảng hốt hét lên:

“Sao lại nghiêm trọng hơn rồi?!”

Bố tôi tỏ vẻ khó chịu:

“Uống thuốc tốt như vậy rồi mà còn nặng hơn, làm quá cái gì?”

Tôi biết chắc lại có vấn đề, giận dữ hỏi ông:

“Bố rốt cuộc đã đưa thuốc gì cho mẹ con?”

Ông trả lời tỉnh bơ:

“Penicillin chứ gì.”

Tôi suýt phát điên:

“Cái gì?! Con đã nói mẹ con dị ứng với penicillin mà!”

“Con nói thì có tác dụng gì? Con hiểu bằng bố à? Penicillin là thuốc cực mạnh đấy, người bình thường còn chưa chắc được dùng!”

Ông nội tôi cũng xen vào:

“Pen… cái gì mà pen? Hồi nhỏ tao thích ăn mận xanh lắm, mỗi năm chỉ ăn được mấy lần, mẹ mày đúng là có phúc.”

Tôi tức đến bốc hỏa, lập tức gọi 115 rồi bế mẹ ra ngoài:

“Có khi bố đúng là có phúc hơn, bị AIDS rồi mà vẫn còn vui vẻ được.”

Bố tôi đi sau lưng hét lớn:

“Lùn? Ai lùn? Tao cao mét sáu mà, thế là không thấp đâu nhá!”

May mà đưa đi kịp thời, tình trạng của mẹ không quá nghiêm trọng. Thêm vào đó, viện trưởng – người tôi tin tưởng nhất – đích thân đứng ra sắp xếp điều trị, nên mẹ tôi nhanh chóng hồi phục.

Tôi thuê một căn hộ trong thành phố cho mẹ, để bà an tâm nghỉ ngơi tận hưởng cuộc sống.
Còn tôi quay lại vùng quê hoàn thành nốt mấy tháng bác sĩ tuyến cơ sở.

Viện trưởng vỗ vai tôi, khen ngợi:“Tiểu Lý à, gần đủ rồi đấy. Về bệnh viện đi, chúng tôi đang rất cần người như em.”

4

Khi tôi quay lại phòng khám ở quê, chỉ thấy cửa nhà bố tôi đông nghịt người đang xếp hàng.
Thì ra ông đang tổ chức khám bệnh miễn phí – năm nghìn đồng một lần.

Nhìn kỹ lại, tôi giật mình khi thấy thuốc ông đang cầm trên tay chính là thuốc đích trị ung thư – loại tôi phải mất rất nhiều công sức mới mua được, một lọ trị giá tận năm mươi triệu!

Tôi chạy vội về phòng khám của mình, đúng như tôi đoán:
Phần lớn thuốc men, dụng cụ y tế trong phòng khám đều bị ông “mượn” sạch!

Tôi lập tức chặn tay bố đang phát thuốc ra:

“Bố! Bố đang làm cái gì vậy?!”

“Gì mà làm gì? Bố đang khám từ thiện cho bà con trong làng chứ làm gì!”

“Đây là thuốc của con! Bố lấy mà không hỏi, đó là ăn cắp, bố hiểu không?!”

“Cười chết mất! Bố lấy đồ của con gái thì gọi là ăn cắp à? Bố làm từ thiện đấy chứ!”

“Bố làm từ thiện mà dùng thuốc trị ung thư giá năm mươi triệu một lọ á?!”

Vừa nghe “năm mươi triệu một lọ”, bố tôi lập tức trợn mắt quát lên:

“Cái gì? Năm mươi triệu? Con đang dọa ai thế hả?!”

“Thật đấy! Đây là thuốc đích đặc biệt, chuyên dùng điều trị ung thư!”

Vừa nghe xong, bố tôi liền vẫy tay gọi đám đông:

“Bà con nghe đây! Thuốc trị ung thư đặc biệt đây nhé! Chỉ cần đến khám ở chỗ tôi, năm nghìn một lần, tôi tặng luôn, không lấy tiền!”

Tôi giật lấy thuốc từ tay ông:

“Thuốc quý như thế không thể để bố lãng phí được!”

Bị mất mặt trước đám đông, bố tôi không cam lòng. Ông ngồi bệt xuống đất, bắt đầu gào khóc tố ngược tôi:

“Bà con ơi, nhìn đi! Con gái tôi không ra gì, học không đến nơi đến chốn, lại còn lừa đảo!
Một lọ thuốc bán cho bà con với giá mấy chục triệu đấy!”

Ngay lập tức, đám đông nhao nhao:

“Trời ơi, sao y tá trưởng lại sinh ra đứa con gái thất đức thế này!”

“Không ngờ con gái y tá trưởng lại độc ác thế! Đúng là không biết xấu hổ!”

“Y tá trưởng đúng là thần y nhân hậu, tay nghề giỏi lại có tâm!”

Chưa kịp để họ bàn tán xong, tiếng còi xe cảnh sát đã vang lên cắt ngang tất cả.

Tôi khoanh tay, cười với bố:

“Bố ăn cắp đồ của con, có bao giờ nghĩ là trong phòng khám con có lắp camera không?”

Tôi nhìn ông mắt tròn mắt dẹt bị công an đưa lên xe, vẻ mặt ngơ ngác không nói nên lời.

Do giá trị thuốc men và dụng cụ bị lấy đi rất lớn, tuy chưa đủ cấu thành tội nghiêm trọng,
nhưng cũng đủ để ông phải ở đồn vài hôm mà “ăn chút bài học”.

5

Sau khi bố tôi bị bắt, trong làng chỉ còn lại mình tôi là người biết chút y thuật. Dù mọi người chẳng ưa gì tôi, cuối cùng cũng đành phải đến phòng khám của tôi để chữa bệnh.

Bệnh AIDS của thím Vương đã phát triển nghiêm trọng. Hệ miễn dịch bị tổn hại nặng nề, lúc đến khám đã yếu lả người.

Tôi không thể chữa khỏi cho bà ấy, chỉ có thể truyền dịch để giúp bà chống chọi, tránh vì một cơn cảm cúm nhẹ mà mất mạng.

Vừa truyền dịch xong, em trai tôi gọi tôi ra xem kết quả khám sức khoẻ.

“Tất cả chỉ số đều bình thường, chỉ có điều bị dị ứng với khá nhiều thứ, nên cố gắng hạn chế tiếp xúc.”

Khi đang nói chuyện với em trai, tôi liếc thấy một bóng đen lén lút chui vào phòng khám.
Lúc tôi định bước vào, đúng lúc thấy bóng đen đó từ trong đi ra.

“Bố?! Bố ra khỏi đồn cảnh sát rồi à?”

Tôi không nhịn được bật cười. Bố tôi lườm tôi một cái sắc như dao.

Khoan đã… Sao ông lại vào phòng khám của tôi nữa rồi? Không lẽ… lại định ăn cắp gì đó?

“Bố! Vừa ra khỏi đồn đã lại tính ăn cắp à?!”

“Hừ! Y tá trưởng như bố đây là tới để khám bệnh cho con! Con lợi dụng lúc bố không có mặt, cướp hết bệnh nhân của bố!”

Nghĩ đến thím Vương vẫn còn đang truyền dịch bên trong, tôi lập tức lao vào.

Chỉ thấy tốc độ truyền dịch bị bố tôi chỉnh lên mức cao nhất. Dung dịch đáng lẽ phải truyền trong hai tiếng, giờ chưa tới mười phút đã hết sạch!

Thím Vương vốn dĩ đã suy giảm miễn dịch, bị hành cho một trận thế này, ngất lịm tại chỗ, còn sùi bọt mép!

Bố tôi thì vẫn đắc ý bên cạnh:

“Thấy chưa? Mày đúng là ngu ngốc!
Bố làm nhanh thế này mới gọi là tiết kiệm thời gian!”

Tôi vội vàng sơ cứu, may mà vẫn kịp kéo thím Vương từ ranh giới sống chết trở về.

Nhưng còn chưa kịp cho thím hồi phục hoàn toàn, chồng thím đã hùng hổ xông đến:

“Sao khám bệnh gì mà lâu thế hả?”

Thấy vợ mình sắc mặt còn tệ hơn lúc đi, ông ta nổi điên:

“Ai khám cho bà ấy? Càng khám càng yếu là sao?!”

Tôi còn chưa kịp mở miệng, bố tôi đã chen vào trước:

“Là nó đấy! Tôi nói rồi, con nhãi ranh này sao so được với kinh nghiệm mấy chục năm y tá trưởng của tôi!”

Tôi cười khẩy vì tức:

“Nếu không phải tại bố tự tiện tăng tốc độ truyền dịch, thím Vương sao ra nông nỗi này?!”

Bố tôi vênh mặt:

“Hừ! Nếu không có con phá đám, bố đã chữa xong lâu rồi!”

Nghe xong, vợ chồng thím Vương lại quay sang nịnh bợ bố tôi:

“Ôi chao, y tá trưởng cuối cùng cũng về rồi! Phải là người có kinh nghiệm lâu năm như ông, bọn tôi mới yên tâm!”

Thật là mê muội hết thuốc chữa.
Tôi cười nhạt – nếu không có ông ấy, có khi các người đã chẳng mắc bệnh gì.

“Em gái, lại đây, anh tiêm cho một mũi, đảm bảo khỏi ngay.”

Bố tôi tiện tay nhặt cái xi lanh từ đống rác, rút đầy adrenaline từ chai bên cạnh rồi tiêm luôn cho thím Vương.

Đừng nói là người – đến bò chết mà bị tiêm liều cao thế cũng phải bật dậy chạy vài vòng!

Tôi nhìn kỹ, thấy trong ống tiêm của ông còn đầy bọt khí chưa được đẩy ra.

“Bố! Bọt khí trong ống tiêm chưa được đẩy hết! Tiêm vậy là đưa không khí vào máu – chết người đấy!”

“Vớ vẩn! Không khí là thứ chúng ta thở mỗi ngày! Không có không khí mới chết người chứ!”

Ông không thèm nghe tôi nói, cứ thế tiêm vào.

Cũng may thím Vương mạng lớn, hoặc adrenaline quá mạnh khiến bà ấy như “hồi quang phản chiếu” – tỉnh táo rõ rệt.

Chồng thím vui mừng khôn xiết:

“Không hổ là y tá trưởng! Đây là bào ngư hiếm tôi mua được, xin dâng tặng ngài!”

Bố tôi chẳng màng đến gì gọi là đạo đức nghề nghiệp, nhận lấy ngay lập tức, sợ người ta đổi ý. Tối hôm đó đã đem nấu ăn sạch.

6

Chỉ là… Tôi mơ hồ nhớ lại, trong báo cáo xét nghiệm của em trai tôi – một trong các chất gây dị ứng chính là… bào ngư.

Tôi lập tức chặn đũa của em đang gắp bào ngư:

“Quang Tông, em bị dị ứng bào ngư, không được ăn.”

“Xì! Chị đừng hù em! Em không tin mấy cái dị ứng vớ vẩn đó! Bố em còn bảo dị ứng là ‘đại bổ’ mà!”

“Em không thấy mẹ mình vì dị ứng suýt chết à?”

“Đừng lôi bà ấy ra! Bà ấy yếu đuối thì mặc bà ấy! Muốn chết thì cứ chết!”

Lúc này, ông nội bỗng như… hết điếc, tai nghe rõ mồn một…

“Đúng đấy, đúng đấy, Quang Tông nhà ta còn đang tuổi ăn tuổi lớn, phải ăn nhiều mới đủ sức làm vận động viên chứ!”

“Chị chỉ là không muốn cho em ăn bào ngư, định giành hết cho riêng mình đúng không!
Em nói cho chị biết nhé, không có cửa đâu! Mấy con bào ngư này là nhờ bố em cứu người mới có được, chị thì chẳng liên quan gì!”