Lúc một bà cô ăn diện, phấn son kỹ càng đến thăm bố chồng, tôi rất “nhiệt tình” rót trà, lấy bánh tiếp đãi.

Ông ta cười toe toét, nói chuyện rôm rả với người phụ nữ ấy.

Nào là kể về chuyện nuôi con vất vả ra sao, rồi nói đến cú sốc khi phát hiện con trai không phải con ruột mình.

“Dù tôi có tuổi rồi, nhưng vẫn có thể sinh thêm được. Tôi có của ăn của để, chỉ cần chắc chắn đứa nhỏ là con tôi, cưới xong muốn bao nhiêu tiền cũng được!”

Tôi ngồi im, không xen vào.

Mẹ chồng nghe thấy từ trong phòng không chịu nổi nữa, lao ra gào khóc ăn vạ:

“Ông còn muốn có con với người khác nữa hả? Đừng có mơ!”

“Con hồ ly kia! Người ta có chồng có con rồi, cô còn mặt dày nhào vô làm gì?!”

“Chát!”—một cái tát trời giáng từ bố chồng thẳng lên mặt mẹ chồng.

“Bà còn mặt mũi nói sao? Cả khu này giờ ai chẳng biết tôi đội cái sừng ba mươi năm! Tôi không có quyền đi tìm người mới sinh con cho tôi à?”

Tôi đứng một bên, không nói lời nào, âm thầm bật máy quay video gửi cho Lưu Khải:

“Nếu anh còn không về, mẹ anh lại bị bố anh đánh tiếp đấy.”

Bên kia vẫn không có động tĩnh. Lúc này Lưu Khải đang bận nịnh nọt bố, mong ông chia tài sản nhiều hơn cho mình.

Hắn chẳng đời nào vì một người mẹ ngoại tình mà trở mặt với bố.

Mẹ chồng chạy lại trốn sau lưng tôi, tôi không thèm để bà ta dựa, kéo bà ra, dúi thẳng về phía bố chồng:

“Chuyện vợ chồng nhà các người, đừng lôi tôi vào!”

Bố chồng giận sôi máu, lại vung tay tát thêm một cái nữa:

“Đồ đàn bà đê tiện! Bà lừa tôi cả đời, giờ còn mặt dày không chịu ly hôn?”

“Không chịu ly hôn phải không? Tôi sẽ đánh cho tới khi bà ký đơn!”

“Tôi ngày xưa chỉ mong có một người vợ đàng hoàng để sống tử tế. Vậy mà bà mang con hoang đến lừa tôi lấy căn nhà lớn? Nằm mơ!”

Bố chồng vẫn chưa nguôi giận, tiếp tục đấm đá mẹ chồng tới tấp.

Tiếng la hét thảm thiết vang khắp phòng. Mẹ chồng còn định chạy về phía tôi cầu cứu, nhưng tôi nhanh chân hơn, dắt bà cô mới của bố chồng ra xa ngồi xem trò vui.

Tôi bật cười:
“Thật ra bố chồng tôi cũng hiền lành lắm, bình thường ít nói, chỉ là sau khi biết con trai không phải con ruột mới bắt đầu thay đổi tính tình thôi!”

Bà cô kia nhăn mặt, xua tay rồi bỏ đi.

Đùa à? Ai lại muốn sống cả đời với một người đàn ông có xu hướng bạo lực?

Tôi sớm lánh ra xa, tiếp tục nhắn tin cho Lưu Khải:

“Tôi tìm thấy mấy hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm là tôi, mà người thụ hưởng lại toàn là anh?”

“Chắc cũng đến lúc tôi mua bảo hiểm cho anh rồi nhỉ?”

8

Lưu Khải hấp tấp chạy về nhà, nhìn thấy mẹ nằm bẹp trên sàn, thoi thóp thở, hắn vẫn mặt dày khuyên can:

“Ba à! Ba đừng vì chuyện của mẹ mà ảnh hưởng đến tình cảm cha con mình!”

“Trong mắt con, chỉ có ba mới là cha ruột của con thôi!”

Cha hắn chẳng tin, phẩy tay bỏ đi:
“Tao còn lạ gì mày nữa? Gặp ai có sữa thì gọi là mẹ!”

“Chẳng qua là thấy tao nhiều tiền hơn thì mới quay lại nịnh bợ!”

Tôi nhướng mày—ủa còn có “cú twist” này nữa hả?

Lưu Khải bị dội gáo nước lạnh, xấu hổ quay sang kéo tay tôi, cười giả lả:

“Vợ à, sinh con nguy hiểm như vậy, anh lo em xảy ra chuyện nên mới mua nhiều hợp đồng bảo hiểm cho em thôi!”

“Em ôm con về nhà đi, anh không muốn con trai mình sau này lại gọi người khác là ba đâu!”

Tôi nhìn Lưu Khải trước mặt, vẫn là vẻ mặt ân cần dịu dàng như xưa.

Giống như rất yêu thương tôi.

Nhưng thực ra, hắn mong tôi xảy ra chuyện đến từng giây.

“Tôi về cũng được, vì anh ‘lo’ cho tôi như vậy, để tôi về nhà ba mẹ bế con sang cho anh.”

“À mà anh này, mấy cái hợp đồng bảo hiểm đó em để đâu rồi nhỉ? Giờ sinh xong rồi, chắc chẳng dùng đến nữa, để anh đem đi vứt nha?”

Tôi âm thầm nhìn đồng hồ—còn chưa đến mười phút nữa là hệ thống dây điện sẽ quá tải và chập cháy.

Lưu Khải tin sái cổ, ngồi yên trên ghế sô pha chờ tôi.

Nhưng tôi kịp liếc thấy khoảnh khắc hắn đá mạnh bàn tay mẹ mình khi bà cố gắng bám lấy hắn cầu cứu.

“Nếu không phải vì bà, tôi đâu đến mức bị người ta chỉ trỏ sau lưng! Cút ra!”

Đến khi nhìn rõ bộ mặt độc ác của cả nhà này, tôi âm thầm rời khỏi đó.

Đầu năm nay, lúc sửa lại phòng em bé, Lưu Khải tỏ ra cực kỳ quan tâm.

Từng chi tiết nhỏ đều chăm chút kỹ lưỡng.

Nhưng giờ tôi mới biết—chính hắn đã âm thầm đổi dây điện của thợ thành hàng kém chất lượng.

Dây dễ cháy, dễ chập điện, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn cực cao.

Kiếp trước tôi chết rồi mới hiểu ra điều đó.

Lưu Khải sợ chết, nên mỗi lần ở nhà dằn vặt tôi, hắn đều ngắt cầu dao.

Nhưng mỗi khi ra ngoài ăn chơi trác táng, hắn biết tôi sẽ lén bật điện lại, dùng máy sưởi mini để giữ ấm cho con.

Lúc ngọn lửa bùng lên dữ dội, tôi mới biết mình bị tính toán độc ác đến mức nào!

Ký ức kiếp trước lẫn hiện tại lướt qua trong đầu.

Tôi đứng dưới sân chung cư, ngước nhìn lên biển lửa đang cuộn trào.

May là đã diễn tập PCCC từ trước, ngay khi còi báo động vang lên, cư dân lập tức sơ tán theo đúng hướng dẫn.

Lưu Khải lúc đó đang vùi đầu trong phòng ngủ lục lọi đống hồ sơ bảo hiểm, chẳng kịp chạy.

Xe cứu hỏa đến rất nhanh.

Cha hắn dù tức tối vẫn là người đầu tiên lao ra ngoài.

Mẹ chồng tôi thì bị ngạt khói đến tắt thở ngay trong căn bếp.

Cha chồng giận dữ nói một câu:
“Loại đàn bà bẩn thỉu, chết sớm cho khuất mắt!”

“Đỡ phá hoại đời tôi!”

Lưu Khải thì bị tủ quần áo rơi trúng đầu, khi được kéo ra khỏi đám cháy, toàn thân cháy sém, nhưng miệng vẫn không ngừng lẩm bẩm:

“Hợp đồng bảo hiểm… chỉ cần con mụ đó chết, đống bảo hiểm này mới biến thành tiền…”

9

Hắn nằm trên cáng cấp cứu, ánh mắt độc địa trừng trừng nhìn tôi:

“Đồ đàn bà thối tha, mày phải chết trong ngọn lửa ấy mới đúng! Mọi hưởng thụ, sung sướng của tao đều vì mày mà mất hết!”

“Tại sao mày lại không chết?”

“Tại sao lần này lại biết đi xét nghiệm nhóm máu?”

“Chẳng phải mày nên thấy nhục nhã rồi ngoan ngoãn theo tao về nhà, nịnh nọt lấy lòng tao sao?”

Tôi hiểu rồi—sau ngọn lửa, Lưu Khải cũng sống lại.

Nhưng hắn sống lại quá muộn, chỉ kịp thấy phần đời sung sướng mà hắn từng có.

Hắn bước ra từ biển lửa, nhưng kết cục lại chỉ nhìn thấy khoảnh khắc mình tuyệt vọng lìa đời.

Lưu Khải trọng thương, dù chưa chết hẳn nhưng bị đưa thẳng vào phòng ICU.

Ngoài nhân viên y tế, chẳng có một ai buồn đoái hoài đến hắn.

Lần này, ngọn lửa bùng lên dữ dội, nhưng may mắn không lan sang các hộ dân khác.

Cảnh sát nhanh chóng tìm được bằng chứng việc Lưu Khải âm thầm thay hệ thống điện.

Tôi nhân cơ hội đó giao nộp nửa xấp hợp đồng bảo hiểm mà tôi giữ làm bằng chứng:
“Lưu Khải muốn tôi và con chết trong vụ cháy. Anh ta lén mua bảo hiểm đứng tên tôi, nếu tôi chết, đó sẽ là một khoản tiền khổng lồ!”

Cha Lưu Khải không còn lời nào để biện hộ cho con trai:
“Dù gì nó cũng là chồng cô, chuyện của nó để cô lo liệu đi!”

Ông già này định phủi sạch trách nhiệm, đẩy hết rắc rối về phía tôi à? Không đời nào!

“Tôi cũng là nạn nhân! Nếu không nhờ ba mẹ tôi đến chăm tôi ở cữ, thì giờ này tôi và con đã thành tro rồi!”

Tôi thuê luật sư giỏi để theo kiện, quy trình điều tra cũng được thực hiện nghiêm ngặt.

Là nạn nhân thì dù chưa bị thương, cũng không thể để động cơ giết người của Lưu Khải bị xem nhẹ hay “tô hồng”.

Cuối cùng, khi tòa án tuyên án, Lưu Khải và cha hắn bị buộc phải bồi thường cho các hộ dân trong khu chịu thiệt hại vì vụ cháy.

Còn tôi—khỏi cần phải tốn sức kiện ly hôn.

Đúng ngày xác nhận các khoản nợ bồi thường, cha Lưu Khải lạnh lùng rút ống thở của hắn ra:

“Anh đâu phải con tôi, mắc mớ gì tôi phải trả nợ cho anh!”

Lưu Khải vùng vẫy dữ dội trên giường bệnh, chết không nhắm mắt.

Còn cha hắn thì bị bắt giam ngay sau đó.

Tôi ôm con trở về nhà ba mẹ.

Vài năm sau, tất cả đều dần trôi vào dĩ vãng.

Không còn ai nhắc đến “Phượng hoàng nam” cố tình giết vợ, lừa tiền bảo hiểm kia nữa.

Không ai còn dám xúc phạm con trai tôi là “con hoang” hay dùng lời lẽ dơ bẩn để bôi nhọ mẹ con tôi.

Một chiều hoàng hôn, tôi nhận được thiệp mời đám cưới của Tiểu Nguyệt và bạn trai.

Hôn nhân—cái thành trì đầy rào cản—có người vết bùn lấm lem mà cố bò ra được, cũng có người mang theo mộng tưởng dịu dàng mà bước vào.

Chú chó Vàng, ngẩng cao đầu xách giỏ hoa, vui vẻ lắc cái đuôi nhỏ, xuất hiện trong lễ cưới của Tiểu Nguyệt như một “phù rể đặc biệt”.

Tôi, ba mẹ, và con trai cùng ăn mặc chỉnh tề, mang theo lời chúc tốt đẹp nhất đến dự đám cưới.

Tiểu Nguyệt vui vẻ kể cho tôi nghe về kế hoạch hưởng tuần trăng mật cùng chồng.

Còn tôi, dự định lái chiếc xe RV, dắt theo Vàng, đến Thâm Thành làm chuyên viên hóa trang cho đoàn phim, vừa làm nghề mình yêu, vừa nuôi con, nuôi gia đình.

Thỉnh thoảng, vài bác hàng xóm mê tín vẫn ghé hỏi tôi:

“Đêm nằm có mơ thấy nhà họ Lưu không? Cả nhà họ bị cháy chết, còn mỗi mình cô sống sót. Có phải cô ‘khắc’ họ không đấy?”

Tôi cười, nhàn nhạt đáp:
“Nhân quả báo ứng là chuyện có thật. Kiếp này họ gặp chuyện, biết đâu là vì kiếp trước họ nợ tôi?”

Câu nói khiến hàng xóm im re. Tôi hất tóc, lườm một cái rồi bỏ đi.

Luôn có những người thích dùng những điều lạc hậu, cổ hủ để áp đặt người khác.

Nhưng kẻ ngang ngược, sớm muộn gì cũng gặp người cứng đầu hơn để trị lại.

Trời cao có mắt, nhân quả không tha.

Làm nhiều điều thiện, mong bạn và tôi sống ngay thẳng, không bệnh tật, không tai ương cho đến trăm tuổi.

【Kết thúc】