Trên bàn ăn, con dâu đột nhiên ném ra bốn tờ phiếu thu:
“Đây là học phí lớp bóng rổ, vĩ cầm, cờ vây và vẽ tranh của Dương Tông năm nay, tổng cộng bốn mươi lăm ngàn. Mẹ đưa con năm mươi ngàn đi.”
Tôi im lặng ăn cơm trắng, không nói gì.
Nó bất ngờ giật lấy bát cơm trên tay tôi ném xuống đất.
“Mẹ không nói gì là sao? Thằng bé họ Lưu, là cháu đích tôn của nhà họ Lưu các người, chẳng lẽ số tiền này không phải do nhà mẹ bỏ ra sao?”
Tôi cũng mở điện thoại, đưa cho nó một tờ biên lai:
“Bố con hôm qua bị té gãy xương ở công trường, thay khớp hết hơn hai chục ngàn, con…”
Tôi còn chưa nói xong, nó đã nổi điên lên…
1
“Ý mẹ là gì? Ông già không cẩn thận té gãy xương thì liên quan gì đến tụi con?
“Sáu mươi mấy tuổi rồi mà còn không tự chăm nổi bản thân, lại còn làm phiền đến con cái, sao ông không té chết luôn cho rồi?”
Nhìn bát cơm vỡ và cơm văng đầy đất, lòng tôi lạnh ngắt.
Hôm qua chồng tôi bị ngã gãy xương. Ông sợ tôi lo nên không nói, chỉ vừa rồi con gái mới nhắn tin cho tôi.
Nó bảo tình hình cũng ổn, nhưng phải thay khớp gối.
Nó nói nó có thể ở quê chăm cha, bảo tôi cứ yên tâm ở đây chăm Dương Tông, chỉ là chi phí phẫu thuật muốn anh trai nó là Lưu Hạo cùng chia đôi.
Tôi lập tức nhắn lại cho con gái là để mẹ lo, mẹ vẫn còn tiền.
Tôi cũng tính ngày mai sẽ về quê chăm chồng.
Vậy mà không ngờ vừa mới đưa hoá đơn viện phí cho Trần Diệu xem, nó đã phát điên như vậy.
Tôi giải thích với nó: “Mẹ không bắt các con chịu trách nhiệm, cũng không cần các con đưa tiền. Mẹ chỉ muốn báo cho các con biết, ngày mai mẹ phải về quê chăm bố con, các con…”
Chưa nói hết câu, Trần Diệu đã gào lên như phát rồ:
“Mẹ muốn về quê? Vậy còn con với con trai thì sao? Ai đưa nó đi học, đón nó về? Ai nấu ăn dọn nhà cho tụi con?
“Mẹ đùa đấy à?”
Tôi không đùa.
“Con với Lưu Hạo đi làm tám giờ rưỡi mới bắt đầu, buổi sáng hoàn toàn có thể đưa con đi học, trưa nó ăn ở trường, chiều tan học cũng đúng lúc các con tan làm.
“Dù mẹ không ở đây, các con vẫn có thể tự đưa đón nó.”
Lưu Hạo vẫn im lặng ăn cơm, không nói một lời. Trần Diệu lại tiếp tục bùng nổ:
“Nói như không! Vậy chẳng phải tụi con phải làm việc cả ngày, về lại phải làm hết việc nhà, còn đâu thời gian cho bản thân?
“Mẹ từng thấy ai đi làm cả ngày về còn phải nấu nướng dọn dẹp không? Mẹ tưởng con là robot chắc?”
Nhưng chẳng phải mấy năm nay mẹ đã bị các con coi là robot rồi sao?
Từ lúc Trần Diệu mang thai, nó đã bắt tôi từ quê lên đây chăm nó, còn yêu cầu rõ ràng chỉ một mình tôi lên, chồng tôi phải ở lại quê tiếp tục làm thuê.
Lý do là nó thấy ở với bố chồng thì ngại, mà ông ấy còn khoẻ, phải đi làm kiếm tiền lo hậu sự.
Vì con trai, vì cháu nội, tôi – người cả đời chưa từng xa chồng – đã đồng ý.
Từ lúc cháu nội ra đời, ngày đêm đều do tôi chăm. Trần Diệu nói cho con bú sẽ làm hỏng vóc dáng, nên cho cháu uống sữa bột.
Nhưng tiền thì nó không bỏ một đồng.
Lý do là: “Sinh con cho nhà họ Lưu, tại sao họ Trần này phải bỏ tiền?”
Cứ thế tôi vừa bỏ tiền vừa bỏ sức, nuôi cháu đến ba tuổi, cuối cùng cũng đến tuổi đi mẫu giáo.
Tôi tưởng mình có thể quay về, được thở một chút.
Không ngờ nó lại nói, cháu cần có người đưa đón, tôi vẫn không thể đi.
Ban ngày đưa cháu đi học rồi đi chợ, lau nhà, giặt đồ, nấu cơm, làm việc nhà. Tối lại đi đón cháu, rồi tiếp tục nấu cơm, rửa bát.
Cứ thế kéo dài đến khi cháu bốn tuổi, chẳng phải tôi đã làm robot mấy năm rồi sao?
2
Dù thế nào tôi cũng phải về, chồng tôi sau khi thay khớp cần có người bên cạnh chăm sóc.
Không thể để tất cả đè lên vai con gái được, như vậy không công bằng.
Tôi nhìn sang Lưu Hạo:
“Con nói sao?”
“Con đồng…”
Anh vẫn chưa nói hết câu, Trần Diệu đã lập tức ném thẳng đôi đũa vào người anh.
“Anh câm miệng cho tôi! Cái đồ đàn ông vô dụng, suốt ngày không lo cái gì, đừng có mở miệng trước mặt tôi!”
“Nói cho bà biết nhé, cái ông già đó bị gãy xương ở công trường thì đi mà tìm công trường, tìm ông chủ của ông ấy, đừng có tìm đến tôi!”
“Tôi không tìm cô, tôi chỉ nói là tôi muốn về.”
“Không được! Bây giờ bà đang ở nhà tôi giúp việc, tôi không cho đi là không được đi!”
Tôi đột nhiên nổi giận, cởi phăng cái tạp dề quăng xuống đất.
Tại sao?
Tôi đến giúp là do lòng tốt, tôi không phải người hầu, cũng không phải ôsin. Tôi không những không nhận được một đồng nào từ họ, mà còn phải móc tiền lương hưu của mình ra chi tiêu.
Vậy tôi có nghĩa vụ gì phải nghe theo lời nó?
Tôi quay người vào phòng thu dọn đồ đạc, tôi nhất định phải về trước khi chồng tôi phẫu thuật.
Không ngờ Trần Diệu tức giận đá mạnh vào cửa phòng tôi:
“Bà già chết tiệt, bà thật sự vì cái lão đó mà không thèm quan tâm tới con trai và cháu trai của mình à?”
Tôi vừa gấp quần áo vừa nói:
“Cái lão đó là chồng tôi, là cha của Lưu Hạo. Tôi không lo thì ai lo? Trông chờ vào mấy người chắc?”
“Nghĩ cái gì vậy? Bà tưởng tôi không biết chắc? Chẳng phải bà sợ lão đó gãy xương rồi không còn sức ‘làm chuyện đó’ với bà sao?