Chị gái bỏ rơi người chồng đoàn trưởng có hai vợ, quay sang dây dưa với chàng thanh niên trí thức nghèo đã đính hôn với tôi, lúc đó tôi liền biết — chị ấy cũng trọng sinh rồi.

Kiếp trước, sau buổi liên hoan của quân khu, chị cướp mất bạn nhảy là đoàn trưởng của tôi rồi bặt vô âm tín.

Nửa đêm về nhà, chị khăng khăng nói rằng bị đoàn trưởng lợi dụng, khóc lóc đòi người ta phải chịu trách nhiệm.

Danh tiếng con gái nhà họ Lâm chúng tôi bị hủy hoại, cha mẹ đành gả tôi cho một thanh niên trí thức vừa được thả ra khỏi chuồng bò trong thôn, thân phận thê thảm.

Ai ngờ, sau khi chị dọn vào đại viện quân khu cùng Giang Dương, không lâu sau, anh trai của Giang Dương bất ngờ hy sinh.

Vì muốn chăm sóc chị dâu goá, Giang Dương bất chấp sự phản đối của chị, cưới luôn cả hai.

Đối mặt với sự khiêu khích từ chị dâu, chị tôi vừa tức vừa nuốt không trôi.

Trong khi đó, chồng tôi – thanh niên trí thức nghèo – được minh oan và trở về thành phố, được bổ nhiệm làm trưởng phòng tại tỉnh uỷ.

Nhờ sự giúp đỡ của anh ấy, tôi thi đậu đại học. Cả làng đều ghen tị vì tôi lấy được người chồng tốt.

Chị tôi sinh lòng độc ác, dụ chị dâu góa đến nhà mẹ tôi dự tiệc rồi bỏ thuốc độc gi/ế/t chếc, lại còn đổ tội lên đầu tôi.

Tôi kiên quyết không nhận tội, vùng vẫy kháng cự.

Sợ sự thật bị phơi bày, chị tôi trong lúc hỗn loạn đã đẩy tôi xu/ố/ng giếng khô trong vườn, khiến tôi n/g/ã chếc.

Lúc mở mắt ra, tôi đã quay về ngày cha mẹ chuẩn bị bàn chuyện hôn sự cho tôi.

1

“Cha, cha cứ để con gả cho Phó Hoài Thanh đi ạ!”

“Giang Dương vốn đã có tình cảm với chị Hai rồi, con không muốn đến nhà họ Giang mà chuốc khổ vào thân đâu!”

Lâm Hồng làm nũng với cha tôi, nhưng ông chẳng chút nhượng bộ:

“Thế sao lúc trước mày còn nói đoàn trưởng Giang sàm sỡ mày làm gì?”

“Giờ người ta tới hỏi cưới, mày lại muốn lật kèo gả cho Phó Hoài Thanh, chẳng phải đang giỡn mặt người ta sao?!”

Tôi bị giọng quát lớn của cha làm cho tim cũng run lên, lúc này mới dần ý thức được — mình đã trọng sinh rồi.

Lâm Hồng chu môi bĩu một cái:

“Con không quan tâm! Nếu không cho con gả cho họ Phó, hôm nay con đ/ậ/p đ/ầ/u chếc ngay trước cửa nhà mình!”

Mẹ thì cưng chiều chị, nghe thấy thế đã cuống lên:

“Gả! Gả thì gả! Chẳng phải chỉ là một ông già nghèo hèn thôi sao, cho mày gả!”

“Phó Hoài Thanh có nghèo thì đã sao, cùng lắm mẹ và cha con lấy tiền sính lễ nhà họ Giang bù vào làm của hồi môn cho mày.”

“Ông nó à… thôi thì cứ chiều ý con gái lớn đi, lẽ nào thật sự để nó chết trước cửa nhà?”

Cha không nói gì, nhưng tôi hiểu là ông đã ngầm đồng ý.

Tôi cũng không lên tiếng. Một người đàn ông già như Phó Hoài Thanh, nếu chị đã muốn, thì cứ việc lấy đi cho nhanh.

Nghĩ lại kiếp trước, sau khi chị ép Giang Dương cưới mình, danh tiếng nhà họ Lâm coi như tiêu tan.

Sợ tôi ế chồng, cha mẹ vội tìm trưởng thôn bàn bạc, chỉ nói ba câu đã quyết định gả tôi cho Phó Hoài Thanh – anh trí thức nghèo hơn tôi tới mười tuổi.

Lễ cưới được tổ chức qua loa, cả người lẫn lễ đều sơ sài.

Anh ấy là bệnh nhân vừa thoát khỏi cải tạo trong chuồng bò, người yếu ớt, lại còn mang khí chất tự cao của một kẻ sĩ.

Vào đội sản xuất chưa được mấy hôm đã xin nghỉ bệnh, nằm bẹp trên giường nhưng vẫn không quên ngồi đó bàn chuyện phong hoa tuyết nguyệt.

Tôi nói về mấy con bò trong đội, anh ta lại giảng chuyện chó Pavlov.

Tôi bảo anh đến điểm tập trung của thanh niên trí thức đòi lại phần lương thực bị cắt xén, anh ta lại bảo “lùi một bước, trời cao biển rộng”.

Chẳng còn cách nào, tôi nói không lại, đành phải nhường nhịn.

Ban ngày đi làm, ban đêm về nhà vá quần áo, chỉ để kiếm thêm công điểm đổi lấy gạo và thuốc, mong anh ấy khỏe lên mà gánh vác gia đình.

Nhưng mãi đến khi anh được minh oan về thành, tất cả công việc trong nhà đều do tôi cáng đáng.

Mới vài năm, tôi đã già hơn bạn bè cùng tuổi. Chỉ hơn hai mươi mà tóc đã bạc, mặt đầy nếp nhăn.

May mắn là khi về thành, anh được điều lên tỉnh làm cán bộ.

Lúc đó tôi mới có thời gian đọc sách, ấp ủ ước mơ thi đại học.

Vậy mà Phó Hoài Thanh vẫn không xem tôi ra gì, tôi chỉ dám nhờ anh giảng vài câu bài khó, là bị mắng đến suýt khóc.

Mãi đến một đêm, tôi mang cơm khuya đến chỗ làm cho anh, mới phát hiện hoá ra anh đã dồn hết kiên nhẫn cho cô gái trẻ đẹp mới 19 tuổi ở cơ quan.

Hiện giờ, Lâm Hồng được như ý, nhìn tôi với ánh mắt đắc thắng.

Còn tôi thì lại cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng.

Tốt thôi, nếu chị đã muốn lấy anh trí thức nghèo ấy, vậy thì tôi sẽ trở thành vợ của đoàn trưởng!

Chương 2

Cha mẹ tôi vừa nhận được sính lễ của nhà họ Giang liền mang hết đưa cho chị làm của hồi môn.

Tôi nhìn bộ “ba xoay một kêu” mới tinh được đưa vào ký túc xá của Phó Hoài Thanh, trong lòng không khỏi chua xót.

Nếu kiếp trước tôi cũng có được mấy thứ này, có lẽ đã không phải thức đến nửa đêm để vá quần bông, cũng không phải đi bộ đến rộp cả chân chỉ để mua thuốc ở huyện.

Đến ngày cưới, Phó Hoài Thanh mới phát hiện người cưới mình đã bị tráo.

Sắc mặt anh ta không dễ coi, nhưng vì sính lễ đã đưa, nên cũng chẳng nói gì.

Dù sao thì, con gái nhà tử tế trong làng ai mà chịu lấy một ông “lão cửu” vừa từ chuồng bò đi ra?

Nghèo thì không nói, còn sợ vạ lây nữa cơ.

Mẹ tôi đứng bên lẩm bẩm: “Thằng họ Phó này đúng là không biết điều, cưới được vợ là phúc đức lắm rồi, còn bày đặt kén cá chọn canh!”

Chị tôi vội vàng suỵt một tiếng, mẹ tức đến trợn trắng mắt: “Vừa mới cưới đã lo bênh chồng, còn mặt mũi nào nữa không hả? Mau về nhà, để con Linh Thanh ở lại dọn dẹp.”

Tôi thở dài khe khẽ, nào ngờ bị Linh Hồng nghe rõ ràng.

Chị ta đập mạnh cái chum nước men sứ lên bàn: “Linh Thanh, đừng tưởng mày cưới được đoàn trưởng thì có thể lên mặt với tao!”

“Tao sắp làm vợ cán bộ, sau này thi đậu đại học là thành trí thức, loại bà nội trợ như mày thì có gì đáng so!”

Tôi nhìn vẻ mặt đầy tự tin của chị, không nhịn được trêu: “Vợ cán bộ? Thi đậu đại học? Anh rể mà làm được cán bộ thật á? Nghe cứ như mơ.”

Linh Hồng thấy tôi ngơ ngác thì càng đắc ý: “Nói với mày cũng vô ích, mau dọn dẹp phòng cho sạch vào, tối tao với Hoài Thanh còn phải động phòng đấy!”

Làm xong đám cưới của Linh Hồng thì tới phiên tôi và Giang Dương.

Cha mẹ tôi thì thiên vị khỏi nói, dựa vào việc nhà họ Giang vừa mắt tôi mà chẳng chuẩn bị gì cả.

“Gả vào nhà cán bộ rồi còn đòi của hồi môn cái nỗi gì? Nhớ bảo Giang Dương nhắc nhở anh rể mày, đừng có hưởng hết phúc một mình, nhớ lo cho chị mày nữa đấy!”

Cha mẹ thiên vị quen rồi, mở miệng ra là như thế, chẳng hề cảm thấy sai trái.

Giang Dương vừa thấy cô dâu là tôi, liền ngẩn người tại chỗ.

Mãi đến khi có bạn vỗ vai nhắc nhở, anh mới sải bước chạy đến bế tôi xuống khỏi xe cưới.

Cánh tay rắn chắc siết chặt lấy tôi, cho đến khi vào đến phòng tiệc trong khách sạn quốc doanh, chân tôi vẫn chưa chạm đất lần nào.

Linh Hồng cắn răng, bất mãn nói: “Giang Dương thì ngoài trẻ với khỏe ra thì được cái gì, đàn ông lớn tuổi mới biết thương người.”

Tôi gật đầu trong bụng, Phó Hoài Thanh đúng là biết “thương người”, đến trên giường còn chẳng dám mạnh tay.

Nhà họ Giang hào phóng, đặt cả chục bàn ở nhà hàng quốc doanh.

Mẹ tôi nhìn những món ăn giá trị trên bàn, không khỏi càm ràm với chị: “Con nhìn xem, nếu lúc trước chịu lòng gả vào nhà họ Giang, thì mấy bàn tiệc thế này đã là của con rồi!”

Cha tôi hắng giọng một cái, giờ nói những lời này thì còn có ích gì.

Nghĩ lại kiếp trước, trong buổi liên hoan quân khu ở huyện, Giang Dương mời tôi nhảy, lại bị Linh Hồng giả vờ trẹo chân rồi kéo đi.

Rõ ràng hai người vào trạm y tế, thế mà chị tôi lại nói Giang Dương nhân lúc cô ta đi lại khó khăn đã ôm cô ta chui vào rừng cây.

Cấp trên sợ ảnh hưởng xấu, liền ép Giang Dương phải cưới chị tôi cho xong chuyện.

Giang Dương miễn cưỡng đồng ý, đám cưới cũng chẳng hoành tráng gì.